Những sự cố hy hữu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 1 đến thời điểm này chính thức kết thúc. Bên cạnh những thành công bước đầu thì vẫn còn phải rút kinh nghiệm trong tổ chức thi, nhất là tập huấn cán bộ coi thi để tránh sai sót đáng tiếc trong lần tổ chức thứ 2.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sáng 10/8 tại Điểm thi số 4, Trường THPT Pleiku có 1 thí sinh khi nộp lại đề thi và giấy nháp môn Lý thì nộp luôn phiếu trả lời trắc nghiệm. Cán bộ coi thi không phát hiện nên cho vào túi niêm phong. Đến gần giờ thi môn Hoá, thí sinh tá hỏa khi phát hiện bị mất phiếu trả lời trắc nghiệm, do không tìm thấy phiếu để tiếp tục làm bài.

Tuy nhiên, rất may là cán bộ coi thi và điểm thi đã có những xử lý kịp thời. Lập tức, lập biên bản ghi nhớ và cho mở túi, lấy phiếu trả lại cho thí sinh làm bài.

Còn trong buổi thi đầu tiên môn Ngữ văn, có 20 thí sinh tại Gia Lai ghi nhầm số tờ vào ô điểm hoặc phách. Hội đồng thi cũng đã lập biên bản xử lý bất thường; Có 1 thí sinh làm 2 thứ mực do hết mực, 1 thí sinh làm bài bằng mực màu đỏ - bị lập biên bản bất thường và đề nghị chấm chung. 

Tại Quảng Ninh, trong buổi ngày 10/8 đã xảy ra sự cố. Do thiếu đề thi của các bài thi tổ hợp, thí sinh dự thi ở điểm Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh phải ngồi đợi gần 1 tiếng mới được làm bài.

Sau khi kiểm tra và xác nhận việc thiếu đề thi là đúng, nguyên nhân được cho là do chưa tính đủ số lượng khi in sao đề thi. Sở GD&ĐT Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến của Ban chỉ đạo cấp quốc gia và Ban chỉ đạo cấp tỉnh hướng dẫn Trường THPT Hòn Gai in sao và phát bổ sung cho các thí sinh. Việc này vẫn đảm bảo về tính bảo mật của đề thi, tổ chức quy trình coi thi tại phòng thi theo quy chế và thí sinh được đảm bảo làm đúng mã đề thi cùng đầy đủ thời gian làm bài.

Trong buổi thi môn tổ hợp ngày 10/8, giám thị ở Điện Biên đã phát đề thi môn Địa lý chậm 5 phút, nhưng không bù giờ cho thí sinh. 

Ngoài ra, ở Bình Phước xảy ra chuyện hi hữu là một thí sinh không tham gia môn Địa lý vì nghĩ được miễn thi. Cả giám thị và thí sinh đều nghĩ được miễn thi môn này vì thí sinh là học sinh giỏi cấp trường. Giám thị không kiểm tra nên đã cho thí sinh không thi. Sau buổi thi mới phát hiện thí sinh có tên trong danh sách dự thi.

Ở Bắc Ninh, trong giờ thi môn Ngữ văn, giám thị ký nhầm vào ô chấm thi và yêu cầu thí sinh chép bài lại, không đủ thời gian làm bài của thí sinh.

Hôm nay, 3 địa phương phải tổ chức thi lại cho những thí sinh trên do sai sót của giám thị coi thi. Trong đó 7 phòng thi Địa lý tại Điện Biên, 1 phòng thi Ngữ văn ở Bắc Ninh và 1 phòng thi Địa lý ở Bình Phước. 

Kỳ thi với sự tham gia của hơn 850.000 thí sinh, hàng trăm nghìn cán bộ coi thi, thanh tra, giám sát, thư ký, y tế, phục vụ… nên khó tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, trong các đợt kiểm tra trước và trong kỳ thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đều yêu cầu tất cả các điểm thi phải đưa quyền lợi của thí sinh lên đầu tiên. Quyền lợi của thí sinh ở đây chính là thời gian làm bài thi. Không được “bớt, xén” thời gian của các em trong bất kỳ tình huống này. 

Mặc dù trong tập huấn, cũng đều được nhắc nhớ nhưng những sai sót về kỹ thuật vẫn xảy ra. Năm nay không chỉ là một kỳ thi có một không hai trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn là một kỳ thi khá đặc biệt. 

Theo Tiền Phong
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025
(Ngày Nay) - Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, Viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán. Trung bình mỗi tuần Viện cần khoảng 9.500 đơn vị máu nhưng nhu cầu của những tuần sát Tết có thể lên đến 10.000 – 10.500 đơn vị/tuần, trong đó nhóm máu O chiếm khoảng 50% tổng lượng máu cần thiết.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.