Khám phá vẻ đẹp núi Sam
Núi Sam – một danh thắng tuyệt đẹp của An Giang. Ảnh: vietlandmarks.com |
Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.
Cảnh đẹp nhìn từ núi Sam. Ảnh: panoramio.com |
Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và miềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ.
Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang. Ảnh: Internet |
Núi Sam còn có nhiều đền chùa, am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm. Hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 (âm lịch) từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân.
Làng nổi Châu Đốc
Thời gian gần đây, các tour về miền sông nước, thăm vườn trái cây,… đã được thúc đẩy và làng nổi Châu Đốc ở An Giang không nằm ngoài lợi thế tiềm năng mà du lịch Việt Nam cần khai thác. Làng nổi Châu Đốc là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, một trong những trung tâm tín ngưỡng của Nam Bộ.
Những “ngôi nhà” mọc nhấp nhô trên mặt nước, trải dài trên dòng sông Hậu. Ảnh: Internet |
Một buổi sáng ở làng nổi. Ảnh: tinhte |
Sở dĩ người dân sống nhiều ở làng nổi bởi lẽ chỉ với một khoảng chi phí vừa phải thì đã có thể đóng được chiếc bè (ngoại trừ những bè được đóng kiểu cách chi phí có thể lên tới tiền tỉ), vừa làm nhà để ở vừa không tốn tiền mướn hoặc mua bến bãi. Do nhu cầu sinh hoạt của dân cư, nhiều dịch vụ phục vụ khác phát sinh, nào là cửa hàng kinh doanh, sửa chữa máy móc, bán xăng dầu,... người dân sinh sống như những người ở trên bờ. Họ ăn uống, nghỉ ngơi, chơi đùa, nuôi gia súc. Họ có truyền hình để giải trí. Từ đó làng nổi được hình thành.
Để di chuyển đến các địa điểm khác trong làng hoặc đến đất liền, người dân sử dụng những chiếc suồng nhỏ. Ảnh: Internet |
Khung cảnh yên bình trên vùng sông nước - Ảnh: hoangnamphoto |
Ngồi thuyền khám phá vùng sông nước Châu Đốc. Ảnh: victoriahotels.asia |
Thăm khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư
Hành trình xuôi về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư, nơi có hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu đã tạo dấu ấn rất riêng trong lòng du khách với những trải nghiệm thú vị. Hãy thử một lần đến nơi đây để cảm nhận trọn vẹn sự yên bình và nên thơ của miệt sông nước miền Tây Nam bộ.
Vẻ đẹp xanh mướt của hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước. Ảnh: tourmientayvietnam.com |
Nơi đây chắc chắn sẽ tạo dấu ấn riêng trong lòng du khách bởi các trải nghiệm thú vị. Ảnh: hotdeal.vn |
Du khách có thể đến Châu Đốc theo cung đường phổ biến nhất là từ TP HCM. Bạn chạy xe theo quốc lộ 1A đi qua cầu Mỹ Thuận, rẽ phải theo quốc lộ 80 hướng đi Sa Đéc, qua phà Vàm Cống để sang Long Xuyên (An Giang). Từ Long Xuyên, du khách chạy xe theo quốc lộ 91 để về Châu Đốc. Hành trình đến với Châu Đốc dài khoảng 250 km.
Rừng tràm Trà Sư được ví như "con đường nước" của An Giang. Ảnh: hivietnam.net |
Nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu, TP Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của An Giang nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Với hệ sinh thái đa dạng cùng vẻ đẹp ấn tượng của thiên nhiên ban tặng, rừng tràm Trà Sư được ví như "con đường nước" và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Vẻ đẹp nên thơ của rừng tràm Trà Sư. Ảnh: tourmientayvietnam.com |
Khu rừng này nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km, được xem là khu bảo tồn hệ sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ven sông Cửu Long. Cảnh vật vào rừng tràm xanh mướt một màu và mát mẻ quanh năm. Đường vào rừng tràm được trải nhựa đến tận cổng rừng. Tới Trà Sư, du khách sẽ đi bộ khoảng 500 mét là vào cửa rừng.
Rừng tràm Trà Sư mang nét độc đáo nhất của hệ sinh thái đất ngập nước. Ảnh: hoabinhconvention.vn |
Đây là nơi cư ngụ của nhiều loại chim và động vật quý hiếm của miền sông nước. Thời điểm thăm quan thú vị nhất là từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Khi đó các loài chim thường tụ tập về đây để chuẩn bị cho mùa sinh sản, du khách có thể thăm khu bảo tồn bằng xuồng máy qua những con rạch nhỏ, lắng nghe tiếng chim chóc kêu thật gần và ngắm những bông điên điển vàng nghiêng nghiêng soi bóng.
Xem thêm:
Những món ăn nổi tiếng ở quê hương Hồ Ngọc Hà
Hồ Dầu Tiếng - điểm đến mới mẻ thích hợp cho chuyến trải nghiệm cuối tuần