Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo

(Ngày Nay) -  Đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu tìm ra lãnh đạo đảng vào tháng tới và người chiến thắng sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản kế nhiệm Thủ tướng Fumio Kishida.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 9/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 9/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 14/8, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có quyết định gây bất ngờ khi tuyên bố không tranh cử cho nhiệm kỳ lần 2 với tư cách là lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) vào tháng 9 tới.

Quyết định này của Thủ tướng Kishida đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ phải tìm ra một chủ tịch đảng mới đảm nhiệm vai trò kế nhiệm ông.

Phát biểu trong cuộc họp báo được truyền hình toàn quốc ngày 14/8, Thủ tướng Kishida cho biết: “Bước đầu tiên và rõ ràng nhất để cho thấy LDP sẽ thay đổi là tôi phải từ chức… Với tư cách một người lính, tôi sẽ cống hiến hết mình để hỗ trợ nhà lãnh đạo mới được lựa chọn thông qua cuộc bầu cử người đứng đầu đảng”.

Với sự thống trị của LDP trong quốc hội, người chiến thắng trong cuộc đua lãnh đạo dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng 9 gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo. Người kế nhiệm ông Kishida sẽ là thủ tướng thứ ba của Nhật Bản kể từ khi Shinzo Abe, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của đất nước, từ chức vào tháng 9/2020.

Ngay sau khi thông tin được công bố, giá trị đồng yên mạnh, tăng khoảng 0,3% so với đồng USD lúc 12h08 trưa, trong khi các chỉ số cổ phiếu của Nhật Bản diễn biến không đồng đều, với chỉ số Nikkei giảm 0,2% và Topix tăng 0,5%.

Theo tờ Bloomberg, sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Kishida đã suy giảm trong nhiều tháng trong bối cảnh cử tri thất vọng về việc ông xử lý vụ bê bối quỹ đen của đảng, lạm phát tiếp diễn và đồng yên sụt giảm. Sau gần 3 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Kishida cho biết hàng loạt bê bối tài chính chính trị đã làm xói mòn lòng tin của công chúng và gây sức ép đối với quyết định của ông.

Việc chính phủ của ông Kishida và ngân hàng trung ương đã tìm cách thể hiện một mặt trận thống nhất và khôi phục sự bình yên cho thị trường tài chính, sau khi chứng khoán đối mặt với tình trạng lao dốc nghiêm trọng trong hơn ba thập kỷ đã gây ra những chỉ trích về việc thắt chặt chính sách tiền tệ và phủ bóng đen lên nỗ lực kêu gọi các gia đình đầu tư.

Hiện vẫn chưa rõ ai sẽ thay thế ông Kishida làm thủ tướng, mặc dù cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba là lựa chọn tiềm năng nhất trong các cuộc khảo sát truyền thông địa phương. Những cái tên khác xuất hiện trong các cuộc thăm dò bao gồm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Kono Taro, Bộ trưởng Ngoại giao Yoko Kamikawa và Shinjiro Koizumi, con trai một cựu thủ tướng.

Shigeru Ishiba

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 1
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba tham dự cuộc họp báo tại Sân vận động Quốc gia ở Tokyo ngày 21/6/2022. Ảnh: Getty Images

Là cựu bộ trưởng quốc phòng từng nhiều lần tranh cử không thành công cho vị trí lãnh đạo đảng, ông Ishiba thường xuyên đứng đầu danh sách các chính trị gia được cử tri muốn bầu làm thủ tướng tiếp theo. Trong những tuần gần đây, ông Ishiba đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Nhật Bản. Trên trang web của mình, ông ủng hộ các chính sách bao gồm kích thích nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng, thay vì dựa vào ngoại thương.

Taro Kono

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 2
Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Nhật Bản Taro Kono trên sóng truyền hình tháng 7/2024. Ảnh: Bloomberg

Ông Kono từ lẩu rất nổi tiếng với công chúng và đảng LDP với tính tình thẳng thắn và khả năng nói tiếng Anh lưu loát. Trong cuộc bỏ phiếu tìm người lãnh đạo đảng LDP trước đó, ông Kono đã thua ông Kishida do thiếu sự ủng hộ từ các đồng nghiệp trong quốc hội. Tuy nhiên, việc ông “bị coi là người ngoài” có thể giúp ông có cơ hội trong đợt bỏ phiếu lần này, vì LDP có thể muốn mượng hình ảnh của ông để thay đổi suy nghĩ và khôi phục niềm tin của công chúng sau vụ bê bối gây quỹ chính trị. Hiện đang giữ chức bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số, ông Kono có nhiều kinh nghiệm trong nội các, từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng. Ông Kono cũng giảm bớt quan điểm phản đối đối với năng lượng hạt nhân trong những năm gần đây. Ông bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của Bắc Kinh và nói rằng Nhật Bản nên tham gia nhóm tình báo “Five Eyes” bao gồm Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV vào tháng trước, Kono đã kêu gọi ngân hàng trung ương Nhật Bản nâng lãi suất để hỗ trợ đồng yên.

Yoko Kamikawa

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 3

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa phát biểu tại cuộc gặp với các ngoại trưởng Mỹ, Australia và Ấn Độ tại Tokyo ngày 29/7/2024. Ảnh: Kyodo News

Ngoại trưởng Kamikawa tốt nghiệp đại học danh tiếng Harvard và điều hành một công ty tư vấn riêng trước khi bước vào chính trường. Nếu được chọn, bà sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Bà được biết đến với những nỗ lực thúc đẩy các ứng cử viên nữ, một cuộc chiến khó khăn khi chỉ có khoảng 12% nhà lập pháp LDP là nữ. Bà Kamikawa cũng bị các nhà hoạt động chỉ trích vì đã ký thông qua 16 vụ hành quyết, trong đó có sáu thành viên giáo phái Aum Shinrikyo, khi còn là bộ trưởng tư pháp. Bà cũng thông thạo và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.

Toshimitsu Motegi

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 4
Toshimitsu Motegi, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do, phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở đảng ở Tokyo năm 2023. Ảnh: Kyodo News

Là một đảng viên nặng ký, cựu Ngoại trưởng Motegi hiện là tổng thư ký LDP. Ông cũng tốt nghiệp đại học Harvard và là một nhân vật thể hiện quan điểm cứng rắn trong LDP. Các nhà phân tích chính trị cho rằng ông Motegi có thể tái tạo mối quan hệ cá nhân thân thiết trước đây như cựu Thủ tướng Shinzo Abe với cựu Tổng thống Donald Trump nếu ông Trump thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Shinjiro Koizumi

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 5

Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi trong cuộc họp của các bộ trưởng môi trường G20 ở Naples năm 2021. Ảnh: Getty

Con trai cựu thủ tướng Junichiro, Shinjiro Koizumi trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 9 năm ngoái sau khi tới Fukushima xoa dịu những lo ngại về an toàn sau khi xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân gần đó. Từng là bộ trưởng môi trường và là người ủng hộ năng lượng tái tạo, phản đối sự hỗ trợ của chính phủ cho việc sản xuất than, ông Shinjiro gây chú ý khi kết hôn với một phát thanh viên truyền hình nổi tiếng và trở thành bộ trưởng nội các đầu tiên nghỉ phép chăm con. Trong một dấu hiệu cho thấy ông có thể sẵn sàng đảm nhận các lợi ích được đảm bảo của đất nước, Shinjiro đã thành lập một nhóm liên đảng vào tháng 11/2023 để ủng hộ việc giới thiệu các ứng dụng chia sẻ xe nhằm giúp giải quyết tình trạng thiếu tài xế taxi.

Sanae Takaichi

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 6
Sanae Takaichi, Bộ trưởng An ninh Kinh tế Nhật Bản, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện ở Tokyo tháng 3/2023. Ảnh: Kyodo News

Theo đường lối bảo thủ cứng rắn, nữ Bộ trưởng An ninh Kinh tế Sanae Takaichi coi cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là nguồn cảm hứng. Nhiều người lo ngại việc chọn Takaichi, một chính khách thường xuyên đến thăm đền Yasukuni gây tranh cãi sẽ gây nguy hiểm cho việc nối lại quan hệ gần đây của nước này với Hàn Quốc và có thể làm mối quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Bà ủng hộ việc phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng hạt nhân và bày tỏ lo ngại về thiệt hại môi trường do các tấm pin Mặt Trời.

Katsunobu Kato

Những ứng viên tiềm năng trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo ảnh 7

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato phát biểu trong cuộc họp ở Tokyo tháng 12/2022. Ảnh: Bloomberg

Danh tiếng của cựu bộ trưởng y tế và chánh văn phòng nội các này khá mờ nhạt nhưng ông Kato có thể trở thành một ứng viên được nhiều người đồng thuận. Nhà lập pháp đã hoạt động trong quốc hội tới 7 nhiệm kỳ đã giúp Nhật Bản vượt qua đại dịch COVID-19 cũng như đóng những vai trò quan trọng dưới thời 3 thủ tướng gần nhất. Ông cũng là nhân vật không gây nhiều tranh cãi trong đảng cầm quyền, điều này có thể có lợi cho ông.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?