Niềm tin vào banca VIB – Prudential chưa “chạm đáy”, doanh thu bảo hiểm VIB vẫn tuột dốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi hoạt động bán bảo hiểm Prudential qua VIB bị chỉ ra nhiều sai phạm, doanh thu bảo hiểm của VIB suy giảm mạnh. Cho đến quý 2/2024, đà giảm chưa có dấu hiệu dừng lại.
Niềm tin vào banca VIB – Prudential chưa “chạm đáy”, doanh thu bảo hiểm VIB vẫn tuột dốc

Niềm tin chưa “chạm đáy”, doanh thu bảo hiểm VIB vẫn tuột dốc

Hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance - banca) vừa nở rộ được vài năm đã nhanh chóng chao đảo sau khi nhiều cặp banca bị chỉ ra hàng loạt sai phạm, trong đó, nổi bật nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Manulife.

Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Công ty Prudential) có nhiều mối quan hệ banca với các nhà băng uy tín. Trong đó có Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Tuy nhiên, mối quan hệ banca giữa VIB và Prudential đã bị chỉ ra nhiều sai phạm.

Theo đó, tháng 8/2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra chuyên đề tại Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam. Kết luận thanh tra cho thấy đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng không thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm. Đây cũng vi phạm xảy ra trong mối quan hệ banca giữa SCB và Manulife.

Kể từ đó, niềm tin vào hoạt động banca nói chung và mối quan hệ banca giữa VIB và Prudential bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến doanh thu từ bảo hiểm của VIB liên tục sụt giảm, chưa thấy “đáy”.

Cụ thể, từ năm 2018 đến năm 2022 – thời điểm trước khi “vận đen” của hoạt động banca xảy ra, VIB ghi nhận doanh thu từ bảo hiểm tăng vượt bậc. Trong năm 2018, chỉ tiêu thu phí hoa hồng bảo hiểm năm 2018 của nhà băng này đạt 240 tỷ đồng, tăng 160,8 tỷ đồng, tương đương 203% so với con số 79,2 tỷ đồng năm 2017. Sau đó, chỉ tiêu này tăng tốc đạt 1.112 tỷ đồng (năm 2019), 1.217 tỷ đồng (năm 2020), 1.196 tỷ đồng (năm 2021), 1.303 tỷ đồng (năm 2022).

Thế nhưng, trong năm 2023, khi hoạt động banca bị công khai nhiều sai phạm khiến khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề, dịch vụ đại lý bảo hiểm năm 2023 của VIB giảm 423 tỷ đồng, tương đương 32,5% so với năm 2022 xuống chỉ còn 880 tỷ đồng.

Bước sang nửa đầu năm 2024, hoạt động banca tại VIB tiếp tục đi lùi khi Thu nhập từ dịch vụ đại lý bảo hiểm chỉ còn 264 tỷ đồng, giảm 51 tỷ đồng, tương đương 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng, cổ đông mất 1.649 tỷ đồng

Trong nửa đầu năm 2024, VIB không chỉ chứng kiến doanh thu từ bảo hiểm suy giảm mà hoạt động chính – Thu nhập từ lãi “cài số lùi”. Chính vì vậy, dù các hoạt động còn lại tăng trưởng tốt, VIB vẫn suy giảm lãi ròng.

Cụ thể, trong nửa đầu năm 2024, Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tại VIB đạt 15.337 tỷ đồng, giảm 3.148 tỷ đồng, tương đương 17% so với cùng kỳ năm trước. Do Chi phí lãi và các chi phí tương tự giảm mạnh hơn, từ 9.779 tỷ đồng xuống 7.356 tỷ đồng nên hạn chế được đà đi lùi của Thu nhập lãi thuần. Thu nhập lãi thuần chỉ giảm 725 tỷ đồng, tương đương 8,3% xuống 7.981 tỷ đồng.

Trong khi đó, trong nửa đầu năm 2024, Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 91 tỷ đồng, tương đương 6,5% lên 1.495 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hội đạt 315 tỷ đồng thay vì lỗ 18,1 tỷ đồng như nửa đầu năm 2023; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 36,9 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ 14,3 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ 215 tỷ đồng lên 528 tỷ đồng.

Nhờ các hoạt động này, Tổng thu nhập hoạt động nửa đầu năm 2024 của VIB đi ngang, tăng rất nhẹ từ 10.294 tỷ đồng lên 10.358 tỷ đồng. Thế nhưng, do Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh, tăng 574 tỷ đồng, tương đương 35,8% lên 2.075 tỷ đồng nên Lợi nhuận sau thuế VIB 6 tháng đầu năm giảm 829 tỷ đồng, tương đương 18,4% so với cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 3.685 tỷ đồng.

Kết quả là cổ phiếu VIB của VIB suy giảm đáng kể. Đóng cửa phiên giao dịch 13/8, VIB dừng ở mức 20.550 đồng/CP, giảm 650 đồng/CP so với 31/7/2024. Như vậy, chỉ sau gần nửa tháng giao dịch, vốn hóa thị trường VIB đã giảm 1.649 tỷ đồng.

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.