Nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Di sản Kết nối là dự án trong khuôn khổ Chương trình Văn hóa và Phát triển của Hội đồng Anh tại Việt Nam, kéo dài trong 2 năm, nhằm tìm hiểu việc sử dụng di sản văn hóa để phát triển và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. 
di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy di sản
di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy di sản

Dự án này làm việc với di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần có liên kết chặt chẽ: Hoạt động văn hóa cộng đồng và Lab Phim, Nhạc và Lưu trữ (FAMLAB – Film, Archive and Music Lab).

Khởi động vào tháng 4 /2018, dự án nhằm kiến tạo các cơ hội mới để các cộng đồng trên khắp cả nước có thể đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa của họ, cũng như hưởng lợi từ chính quá trình đó. 

Các hoạt động của dự án bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại. 

Với mục tiêu chính là đóng góp vào sự phát triển đồng đều và bền vững của ngành di sản tại Việt Nam, dự án Di sản Kết nối do Hội đồng Anh thực hiện, kể từ năm 2018, đã có hơn hai năm triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các loại hình di sản nhạc và phim của Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến các giá trị không được nhiều người biết đến và có nguy cơ mai một. Dự án bao gồm hai hợp phần và có liên quan chặt chẽ với nhau: Di sản Văn hóa Cộng đồng, và FAMLAB (phim, nhạc và lưu trữ).

Sử dụng hướng tiếp cận sáng tạo nhằm giúp các cộng đồng khác nhau đóng góp và hưởng lợi từ sự bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó đem lại sự phát triển bền vững và rộng khắp trong các ngành di sản của Việt Nam, các hoạt động của dự án Di sản Kết nối rất đa dạng bao gồm nghiên cứu, thu thập tài liệu, bảo tồn, tập huấn và nâng cao năng lực, vận động chính sách (bao gồm đối thoại chính sách và cộng đồng), cũng như các thử nghiệm sáng tạo nhằm phát huy các di sản văn hóa này trong thực tiễn đương đại. Hợp phần một của dự án đã làm việc với âm nhạc truyền thống của Việt Nam, được triển khai tại bốn địa điểm: Gia Lai và KonTum (âm nhạc cồng chiêng của người Bahnar), Ninh Thuận (âm nhạc nghi lễ Chăm) và TP.Hồ Chí Minh (cải lương) với sự tham gia của khoảng 800 người làm việc trực tiếp và gần 30.000 khán giả. 

Trong khi các hoạt động của hợp phần một tập trung vào nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại các cộng đồng địa phương, thì hợp phần hai của dự án lại hướng đến cộng đồng sáng tạo nói chung – đặc biệt là nghệ sĩ và khán giả - nhằm giúp khởi phát các dự án đương đại tương tác với các giá trị truyền thống. Là sự "gặp gỡ" giữa di sản và đương đại với rất nhiều các hoạt động kết nối giữa giá trị di sản âm nhạc và phim của Việt Nam với các nghệ sĩ và người thực hành trong cộng đồng văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo, bên cạnh các hoạt động về lưu trú âm nhạc, giới thiệu các khám phá mới, hay các hoạt động về lưu trữ phim thì quỹ FAMLAB, với tổng giá trị hỗ trợ lên tới hơn 200.000 EUR (tương đương khoảng 6 tỷ đồng) đã và đang được biết tới thông qua rất nhiều các hoạt động nghệ thuật được triển khai từ 25 dự án đã được nhận hỗ trợ. Đa dạng, thú vị, làm việc với nhiều sắc thái văn hóa, cũng như đến từ nhiều vùng địa lý khác nhau, 25 dự án được lựa chọn của quỹ FAMLAB đã đưa ra những đề xuất cho sự tương tác với di sản âm nhạc và phim, thông qua các dạng thức đương đại, nhằm đem đến lợi ích cho các cộng đồng di sản.

Di sản nhạc và phim đang có xu hướng trở nên ít liên quan hơn đến sự phát triển về văn hoá và xã hội đương đại nói chung ở Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế liên tục phát triển. Làm việc với các giá trị độc đáo của di sản nhạc và phim nhận được ít sự quan tâm và hỗ trợ, và do đó đối mặt với nguy cơ biến mất, Hội đồng Anh tại Việt Nam tự hào và tin tưởng vào những cơ hội và hoạt động được kiến tạo thông qua dự án Di sản Kết nối để di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa cộng đồng nói riêng được quảng bá và giá trị của những di sản này được công nhận; các cộng đồng cải thiện được sinh kế thông qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ và chia sẻ các giá trị di sản văn hóa của mình cũng như việc giúp các tài sản di sản văn hóa được tiếp cận rộng rãi hơn, được tiếp nối sáng tạo qua việc số hóa, nâng cao năng lực và giáo dục đào tạo (trong đó có việc dạy và truyền nghề)./.

Theo ĐCSVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.