Nobel Vật lý thuộc về công trình nghiên cứu vũ trụ

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 8/10 đã tuyên bố giải Nobel Vật lý năm nay thuộc về 3 nhà khoa học James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz vì những phát hiện góp phần vào nhận thức của con người về vũ trụ.
3 nhà khoa học được vinh danh trong lễ công bố giải Nobel Vật lý 2019. (Nguồn: Nobel Prize).
3 nhà khoa học được vinh danh trong lễ công bố giải Nobel Vật lý 2019. (Nguồn: Nobel Prize).

Khai mở thế giới chưa từng được biết

Ông Göran K. Hansson - Tổng Thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển - tuyên bố nhà khoa học James Peebles sẽ được trao một nửa giá trị giải thưởng vì “những phát hiện mang tính lý thuyết về vũ trụ học vật lý”. Ông sinh năm 1935 tại Winnipeg, Canada, là giáo sư tại Đại học Princeton, Mỹ.

Hai nhà khoa học Michel Mayor và Didier Queloz chia nhau nửa giải còn lại nhờ phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt Trời. Ông Michel Mayor, sinh năm 1942 tại Lausanne, Thụy Sĩ, đang giảng dạy tại Đại học Geneva của nước này. Didier Queloz sinh năm 1966, là giáo sư tại Đại học Geneva và Đại học Cambridge, Anh.

Ông Peebles đã dành nhiều năm nghiên cứu về vũ trụ nơi có hàng tỷ thiên hà và cụm thiên hà. Khung lý thuyết của ông, được phát triển qua hai thập kỷ, là nền tảng cho nhận thức hiện đại của chúng ta về lịch sử vũ trụ, từ vụ nổ Big Bang cho đến ngày nay.

Trả lời qua điện thoại sau khi được thông báo về giải thưởng, giáo sư Peebles nói ông “hoàn toàn tin rằng” có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cho biết: “Rất khó để tôi biết là liệu nó có giống sự sống trên Trái Đất không, có lẽ các nhà hóa học sẽ nghiên cứu thêm. Chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy những sự sống này, những hành tinh khác”.

Hai nhà khoa học Mayor và Queloz đã khám phá Dải Ngân hà, tìm kiếm những “thế giới chưa từng được biết đến”. Năm 1995, họ là những người đầu tiên phát hiện một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời, với quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt trời, được đặt tên là 51 Pegasi.

Khám phá của họ đã khởi đầu một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thiên văn học và từ đó hơn 4.000 hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời đã được tìm thấy trong Dải Ngân hà.

Từ năm 1901 đến năm 2018, giải Nobel Vật lý đã được trao 112 lần cho 209 cá nhân, trong đó nhà vật lý học người Mỹ John Bardeen là người duy nhất hai lần nhận giải.

Giải Nobel Vật lý 2018 được trao cho 3 nhà vật lý học: Arthur Ashkin (người Mỹ) giành một nửa giá trị giải thưởng, trong khi Gerard Mourou (Pháp) và Donna Strickland (Canada) chia nhau nửa còn lại, vì “các phát minh đột phá trong lĩnh vực vật lý laser”.

Nobel Y sinh 2019 có chủ

Trước đó, trong hôm 7/10, giải thưởng Nobel Y sinh năm 2019 được trao cho 3 nhà khoa học William G. Kaelin Jr, Peter J. Ratcliffe và Gregg L. Semenza vì những phát hiện quan trọng của họ trong việc tìm hiểu khả năng cảm nhận và thích ứng của tế bào trong môi trường dưỡng khí sẵn có.

Trong tuyên bố được đưa ra tại sự kiện công bố giải chiều 7/10, Ủy ban Nobel của Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển cho hay: “Các nhà khoa học William Kaelin đến từ ĐH Harvard; Peter Ratcliffe làm việc tại ĐH Oxford và Viện Francis Crick ở London (Anh); và Gregg Semenza đến từ ĐH Johns Hopkins đã giành giải thưởng nhờ công trình nghiên cứu về cách thức cảm nhận và thích nghi của tế bào trong môi trường sẵn có của dưỡng khí”.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra các protein (cũng như xác định được các gen của những protein này) giúp cho cơ thể chúng ta thích ứng với tình trạng thiếu hụt oxy khi nồng độ của nó thấp hơn bình thường (thuật ngữ tiếng Anh là “hypoxia”) bằng cách sản xuất ra nhiều hồng cầu hoặc hình thành nhiều mạch máu hơn để giúp cơ thể hoặc các cơ quan có thể nhận đủ oxy.

Một phát ngôn viên của ủy ban này đánh giá công trình nói trên “đã khai mở đáng kể kiến thức của chúng ta về cách mà các phản ứng sinh lý học giúp cuộc sống sinh sôi”.

3 nhà khoa học sẽ cùng chia sẻ phần thưởng bằng tiền trị giá 9 triệu kronor Thụy Điển (910.000 USD).

Mùa giải Nobel năm nay bắt đầu hôm 7/10 với giải thưởng đầu tiên được trao trong lĩnh vực y học/sinh học (giải Nobel Y Sinh). Sau giải Nobel Vật lý, các giải thưởng tiếp theo sẽ được công bố lần lượt trong các lĩnh vực Hóa học, Văn chương, Hòa bình và Kinh tế.

Riêng đối với giải Nobel Văn chương, Viện hàn lâm Thụy Điển sẽ công bố cùng lúc hai giải cho năm 2018 và năm 2019, vì năm ngoái, giải thưởng đã bị hoãn trao sau bê bối quấy rối tình dục tại viện này.

Theo Đại đoàn kết
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?