'Nóng' chuyện lương, thưởng Tết

 Gần đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, vấn đề các đơn vị, doanh nghiệp chi lương, thưởng Tết như thế nào nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Khắp các "diễn đàn" vẫn “nóng” chuyện lương, thưởng Tết.
'Nóng' chuyện lương, thưởng Tết
'Nóng' chuyện lương, thưởng Tết ảnh 1
Quan tâm tốt chế độ lương, thưởng Tết cho công nhân góp phần giúp doanh nghiệp ổn định về nhân sự. Ảnh: Hà Hiền

Mức lương, thưởng Tết cùng tăng

Nhờ sự tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, mức lương, thưởng trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 tăng so với những năm trước. 

Căn cứ vào kết quả khảo sát hơn 5.000 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội (LĐ-TB&XH) đã công bố tiền lương trung bình của người lao động trong năm 2018 và mức thưởng Tết Nguyên đán. Theo đó, người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhận được tiền lương cao nhất, trung bình là 5,85 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,1% so với năm 2017. Các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước hay doanh nghiệp dân doanh đều bảo đảm mức lương bình quân cho người lao động đạt hơn 5 triệu đồng/người/tháng. 

Tiền thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 cũng tăng 4-6% so với năm trước. Cụ thể, khối doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất, bình quân là 4,8 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là hơn 396 triệu đồng/người, doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 750.000 đồng/người. Tại các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng Tết bình quân là 3,8 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 40 triệu đồng/người, thấp nhất là 800.000 đồng/người. Đối với công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, mức thưởng Tết bình quân là 4 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 30 triệu đồng/người, thấp nhất là 650.000 đồng/người. Khối doanh nghiệp dân doanh thưởng Tết bình quân 4,2 triệu đồng/người. Doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 72 triệu đồng/người, thấp nhất là 660.000 đồng/người. Nhìn chung, đa số người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên nhận được mức thưởng Tết cao hơn mọi năm. 

Như vậy, mức lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội không xác lập kỷ lục mới, song có mức trung bình tương đối cao và đồng đều. Theo thông tin đã công bố, hiện tại, TP Hồ Chí Minh là địa phương có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, trung bình hơn 10 triệu đồng/người khu vực doanh nghiệp. Người nhận mức thưởng cao nhất là 1,17 tỷ đồng. Tại TP Đà Nẵng, mức thưởng Tết cao nhất là hơn 411 triệu đồng/người, thấp nhất chỉ có 100.000 đồng/người. Doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh thưởng Tết cao nhất cho người lao động là 350 triệu đồng/người, bình quân hơn 5 triệu đồng/người, thấp nhất 50.000 đồng/người. “Trên phạm vi cả nước, dự kiến, mức thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cao hơn so với năm Mậu Tuất”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết. 

Quan tâm người có hoàn cảnh khó khăn
 
'Nóng' chuyện lương, thưởng Tết ảnh 2
Nhận thưởng Tết thỏa đáng, người lao động thêm phấn khởi, yên tâm làm việc. Ảnh: Thái Hiền

Kinh phí thưởng Tết được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm, chia cho người lao động theo khả năng, sự đóng góp của họ cho công việc. Tuy nhiên, chuyện phân bổ tiền lương, thưởng Tết thế nào cho hợp lý không còn là việc riêng của doanh nghiệp. Báo cáo “Khảo sát tổng kết về phúc lợi và thưởng Tết năm 2018” do trang web việc làm VietnamWorks vừa công bố cho kết quả đáng suy ngẫm. Đó là, 27% người lao động sẽ nghỉ việc tại công ty cũ, xin việc nơi khác có mức thưởng Tết tốt hơn; 55% số người được hỏi cho biết họ sẽ cùng đồng nghiệp kiến nghị công ty phải thưởng Tết; 82% sẽ phản ứng nếu không nhận được mức thưởng Tết như mong đợi. Vì vậy, 64% doanh nghiệp vẫn cố gắng thưởng cao hơn 1 tháng lương cho nhân viên trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, ngay cả khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Theo ông Gaku Echizenya, Tổng Giám đốc Navigos Group, chi thưởng Tết hợp lý là giải pháp để doanh nghiệp giữ chân người tài, thu hút lực lượng lao động tiềm năng. Trên thực tế, chế độ phúc lợi dành cho người lao động bao gồm nhiều yếu tố như tiền lương, thưởng, các khoản trợ cấp, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bữa ăn ca, du lịch, sinh hoạt văn hóa, thể thao... Vì vậy, khi quyết định gắn bó với doanh nghiệp, người lao động nên quan tâm đến nhiều khía cạnh thay vì quá chú ý tới khoản thưởng Tết. 

Đồng quan điểm nêu trên, ông Tống Văn Lai, Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ luật Lao động hiện hành không quy định doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết. Các khoản thưởng này nằm trong thỏa ước lao động tập thể ký giữa chủ sử dụng lao động và tổ chức công đoàn. Trong điều kiện khó khăn, người lao động nên chia sẻ, cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh để có thu nhập cao hơn trong tương lai. 

Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, các cơ quan chức năng không để người lao động phải đón Tết với tâm lý “nhiều no, ít đủ”. Ngay từ đầu tháng 12-2018, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu các cấp công đoàn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động chăm lo Tết chu đáo cho công nhân, viên chức, lao động. Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với công đoàn nắm bắt tình hình về đời sống công nhân, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người có hoàn cảnh khó khăn. Theo kế hoạch, trong dịp Tết Nguyên đán 2019, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội sẽ trao 6.000 suất quà cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; tiếp tục triển khai chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết”. 

Nhờ sự quan tâm từ nhiều phía, đại đa số người lao động trên địa bàn Hà Nội và cả nước đều nhận được lương, thưởng, quà tặng vào dịp Tết, hân hoan đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Theo Hà Nội Mới
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.