NSND Trần Hạnh: Một đời người khắc khổ, một đời phim khắc khổ

90 tuổi, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn dáng vẻ khắc khổ hàng ngày ngồi một góc trông hàng bán giày, dép phụ con dâu.
NSND Trần Hạnh
NSND Trần Hạnh

Người ta nói, Trần Hạnh là nghệ sĩ có khuôn mặt khắc khổ nhất màn ảnh Việt. Ai cũng nói những vai diễn trong phim nó vận vào đời ông, nhưng ông lắc đầu bảo, đời tôi nó vận vào phim đấy, vì đời tôi còn khổ hơn trong phim.

Cái nét khắc khổ, lận đận ấy đã vận vào cả phim lẫn đời. Ở tuổi 90, ông vừa mới chính thức có tên trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ nhân dân.

Đằng sau ánh hào quang của sân khấu, của các vai diễn, cuộc sống đời thường một số nghệ sĩ không lung linh hào nhoáng như nhiều người lầm tưởng. 90 tuổi, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn dáng vẻ khắc khổ hàng ngày ngồi một góc trông hàng bán giày, dép phụ con dâu. Ông hài lòng với cuộc sống hiện tại vì được sống khỏe mạnh đã là niềm vui lớn nhất.

NSND Trần Hạnh: Một đời người khắc khổ, một đời phim khắc khổ ảnh 1

Không biết đời ông hay phim của ông vận vào nhau mà lận đận đến thế (ảnh Huy Thanh/NLD)

Vợ chồng Trần Hạnh có 7 người con (2 trai, 5 gái), nhưng giờ chỉ còn 4. Từ cách đây 15 năm, ông phải tự tay cơm nước, chợ búa, giặt giũ, chăm sóc cho người vợ bị liệt nửa người sau trận tai biến mạch máu não. 6 năm trước, vợ ông mất, từ bấy đến nay ông lại dồn tâm sức chăm cậu con trai út 47 tuổi bị ngớ ngẩn vì chấn thương sọ não, sau một tai nạn xe máy thảm khốc.

NSƯT Trần Hạnh được công chúng yêu mến và trở nên quen thuộc với khán giả qua nhiều vai diễn gắn với hình ảnh người nông dân chất phác. Nhờ những bộ phim truyền hình, hình ảnh người đàn ông với đôi mắt buồn Trần Hạnh trở nên thương mến với khán giả. Năm 1989, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nhận lời tham gia nhiều bộ phim và tiểu phẩm.

NSND Trần Hạnh: Một đời người khắc khổ, một đời phim khắc khổ ảnh 2

Ngày ngày, người nghệ sỹ già vẫn ngồi đó  (ảnh Huy Thanh/NLD)

Lăn xả với các vai diễn là thế nhưng nghệ sĩ Trần Hạnh cùng nhiều đồng nghiệp thế hệ cùng thời với ông vẫn đều sống đạm bạc, khó khăn. Dáng người lầm lũi và khuôn mặt khắc khổ đã “đóng đinh” Trần Hạnh vào những vai đàn ông hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Không làm nông dân nghèo khổ thì cũng vợ goá con côi, con cái đối xử tệ bạc, bị người ta lừa đảo, làm ăn thất bại trắng tay… Đến nỗi, ở cái tuổi 90, ông vẫn tha thiết mong mỏi được đạo diễn giao cho đóng một vai… phản diện.

Tháng 03/2016, khi NSƯT Chí Trung đến thăm nghệ sĩ Trần Hạnh, chứng kiến cảnh cuộc sống khó khăn khi về già của ông liền kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ ông. Sau khi lời kêu gọi này được truyền tải trên mạng, đã có hàng nghìn người đã muốn ủng hộ NSƯT Trần Hạnh thông qua Chí Trung. Khi biết được nghĩa cử của Chí Trung và tấm lòng của người hâm mộ NSƯT Trần Hạnh vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông đã từ chối nhận tiền giúp đỡ từ đồng nghiệp và khán giả mà chỉ nhận tình cảm của khán giả dành cho ông. Mãi sau này, nghệ sĩ mới nhận khoản tiền đó để sửa sang lại căn nhà cũ nằm sâu trong con ngõ Trần Quý Cáp. Dù đã được cải tạo tốt hơn nhưng căn nhà vẫn quá nhỏ với diện tích chỉ vỏn vẹn 20 mét vuông cho 6 người trong 3 thế hệ của cả gia đình ông cùng chung sống.

NSND Trần Hạnh: Một đời người khắc khổ, một đời phim khắc khổ ảnh 3

Bây giờ, niềm vui của ông là cùng phụ với con cháu bán tạp hóa hằng ngày  (ảnh Huy Thanh/NLD)

Hiện nay, gia đình ông có một cửa hàng tạp hóa ở ga Trần Quý Cáp. Nguồn thu nhập chính của ông nhờ vào cửa hàng tạp hóa này. Sáng ra ngồi trông hàng cho con dâu từ 8h đến 9,10h về nhà nghỉ ngơi, chiều lại ra tiếp từ 6h đến 8,9h thì về. Ông nói: "Ra trông cửa hàng cho các con, các cháu cho khuây khỏa, chứ lủi thủi ở nhà một mình cũng buồn lắm! Ngày trước tôi còn tự đi xe máy ra cửa hàng nhưng bây giờ chịu rồi. Cái xe máy tôi vẫn giữ trong nhà làm kỷ niệm, giờ mắt mờ quá nên không tự lái xe đi được đâu cả".

Mấy chục năm làm nghệ thuật, Trần Hạnh giữ cho mình lòng tự trọng trước tất cả vật chất. Ông thanh bạch và say nghề đến nỗi, chưa bao giờ hỏi cát xê mình được bao nhiêu khi cầm kịch bản, họ trả bao nhiêu thì trả. Thế nên không ít lần người ta “quỵt” cát xê mà chẳng biết đi gặp ai để đòi, phim lên sóng mà ngậm ngùi không được trả công.

Từ 2016, nghệ sĩ Trần Hạnh gần như không đóng phim nữa vì sức khỏe yếu. Niềm vui tuổi già của ông là hàng ngày ngồi bán hàng phụ con dâu bán giày dép, mũ bảo hiểm... Ông bảo một ngày bây giờ diễn ra vô cùng bình thường.Trần Hạnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú ngày 25/1/1994. Năm 1996, ông giành giải Nam diễn viên xuất sắc trong phim truyện Nước mắt đàn bà tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11. Tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010, ông nhận giải Cống hiến cho vai ông Thống trong phim "Ngõ lỗ thủng" của đạo diễn Quốc Trọng.

Tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9 năm 2019 diễn ra chiều 29/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu NSND cho 79 nghệ sĩ. Trong đó, Nghệ sĩ Trần Hạnh là một trong những nghệ sĩ cao tuổi nhất được trao danh hiệu NSND lần này. Ông chia sẻ: "Danh hiệu NSND không phải là mục đích của tôi khi làm nghề nhưng tôi thấy hạnh phúc và tự hào khi những nỗ lực của mình được ghi nhận". 

NSND Trần Hạnh: Một đời người khắc khổ, một đời phim khắc khổ ảnh 4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao danh hiệu NSND cho ông Trần Hạnh (Ảnh: Vũ Toàn/VOV.vn)

Một đời người, một đời phim, và cuối cùng người nghệ sỹ già ấy cũng có chút niềm an ủi. Ông vui một, mọi người vui mười. Ít ra, những ngày này, đời ông cũng đã khác phim.

Theo Thời Đại
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?