Núi lửa ở Kamchatka

(Ngày Nay) - Bán đảo Kamchatka là nơi có mật độ cao núi lửa cũng như các hoạt động núi lửa. Sông Kamchatka và các thung lũng được bao quanh bởi vành đai núi lửa lớn với 160 ngọn núi lửa, 29 ngọn núi trong số đó vẫn còn hoạt động.  
Núi lửa ở Kamchatka

Trong số các núi lửa ở Kamchatka thì 19 ngọn núi lửa được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996 và mở rộng vào năm 2001

Các núi lửa nổi bật phải kể tới Klyuchevskaya Sopka, ngọn núi lửa còn hoạt động lớn nhất ở Bắc bán cầu hay Kronotsky, "hình nón hoàn hảo" của nó (trong cách gọi của các nhà núi lửa học nổi tiếng là Robert và Barbara Decker) là một trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí núi lửa đẹp nhất thế giới. 
Ba ngọn núi lửa khá dễ tiếp cận và có thể dễ dàng nhìn thấy từ Petropavlovsk-Kamchatskiy là Koryaksky, Avachinsky, và Kozelsky. Ở trung tâm của bán đảo Kamchatka là Thung lũng của các mạch nước phun nổi tiếng trên thế giới.

Núi lửa ở Kamchatka ảnh 1

Do rãnh Kuril-Kamchatka nên tâm chấn và sóng thần xảy ra khá phổ biến.  Hai trận động đất mạnh xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vào ngày 16/10/1737 và 4/11/1952 với cường độ lớn lần lượt là 9,3 và 8,2 độ richter. Hay là một chuỗi các trận động đất có cường độ yếu hơn được ghi nhận gần đây vào tháng 4/2006. 

Trong số các ngọn núi lửa tại Kamchatka, 19 ngọn núi lửa trong số đó đã được chỉ định là Di sản thế giới của UNESCO. Chúng mang hầu hết các đặc điểm núi lửa trên bán đảo Kamchatka. Sự tương tác của núi lửa đang hoạt động cùng với các sông băng tạo thành cảnh quan đa dạng đẹp tuyệt vời. 

Khu vực di sản chứa đựng sự đang dạng sinh học lớn của các loài bao gồm các loài Cá hồi (hồ Kurilski được thừa nhận là nơi sinh đẻ lớn nhất của cá hồi tại đại lục Á-Âu) và số lượng vượt trội của các loài rái cá biển, gấu nâu và đại bàng biển Steller - loài đại bàng lớn nhất thế giới và 50% số lượng loài sinh sống tại Kamchatka.

Khu vực di sản gồm 19 ngọn núi lửa và các khu vực tự nhiên:

• Khu bảo tồn tự nhiên Kronotsky

• Khu bảo tồn động vật hoang dã Nam Kamchatka

• Công viên tự nhiên vùng Nalychevo

• Công viên tự nhiên vùng Bystrinsky

• Công viên tự nhiên Nam Kamchatka

• Công viên tự nhiên vùng Kluchevskoy

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng (bên phải) trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai
(Ngày Nay) - Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai.
Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Thành phố Hồ Chí Minh ở Đồi không tên, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dâng hương các Anh hùng Liệt sỹ nhân dịp Tết Ất Tỵ
(Ngày Nay) - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, sáng 25/1 (tức 26 tháng Chạp), Đoàn lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn đại biểu Lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã đến dâng hương, hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Thành phố Hồ Chí Minh ở Đồi không tên, thành phố Thủ Đức.
Đảm bảo trực cấp cứu, điều trị y tế, phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết
Đảm bảo trực cấp cứu, điều trị y tế, phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết
(Ngày Nay) - Ngày 25/1 (tức ngày 26 tháng Chạp) cũng là ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến thời điểm này các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng công tác trực cấp cứu, điều trị cho người bệnh và các phương án phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.