Olympic Paris 2024: Hướng tới kì Thế vận hội bình đẳng giới hoàn toàn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Bình đẳng giới, hòa nhập và đa dạng là các nguyên tắc cơ bản của Thế vận hội trong Hiến chương Olympic. Đây cũng là trọng tâm để hoàn thành tầm nhìn của Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC) và phong trào Olympic về xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao.
Olympic Paris 2024: Hướng tới kì Thế vận hội bình đẳng giới hoàn toàn

Bất bình đẳng giới trong quá khứ

Thể thao ban đầu là lĩnh vực dành riêng cho nam giới. Trước đây, ở kì thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức (1896) tại Athens, Hy Lạp, chỉ có nam giới được phép thi đấu.

Phụ nữ trong quá khứ đã phải đấu tranh để được chơi thể thao. Tính đến năm 2012, vẫn còn 39 sự kiện không dành cho phụ nữ trong Olympic. Sự bất bình đẳng vẫn là một vấn đề nan giải trong các lĩnh vực như tài trợ và truyền thông. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy rằng trong tất cả các tin tức liên quan đến thể thao trên các phương tiện truyền thông Úc, chỉ có 9% liên quan đến nữ giới.

Tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi nhờ những thành tựu và nỗ lực thay đổi mà phụ nữ đã và đang tạo nên. Sự quan tâm đến thế thao của nữ giới cũng tăng lên trong những thập kỉ gần đây. Việc thúc đẩy bình đẳng giới tại các sự kiện thể thao cũng được chú trọng hơn bao giờ hết.

Tại Thế vận hội Olympic, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) với tư cách là người lãnh đạo Phong trào Olympic đang liên tục hành động để thúc đẩy bình đẳng giới.

Bình đẳng giới qua các kì thế vận hội

Thế vận hội Olympic đã trở thành sự kiện thể thao bình đẳng giới lớn nhất trên thế giới. Động lực hướng tới bình đẳng giới - trong và ngoài lĩnh vực thi đấu - đã tăng tốc trong Phong trào Olympic trong những năm gần đây. Số lượng phụ nữ thi đấu tại Thế vận hội Olympic đã tăng lên đáng kể. Từ 2% tổng số VĐV tham gia thi đấu năm 1900 tăng lên 34% tại Olympic Atlanta 1996 lên kỷ lục mới là 48% tại Olympic Tokyo 2020 và cam kết đạt được bình đẳng giới hoàn toàn (50%) cho Olympic Paris 2024. Trong quãng thời gian đó, Thế vận hội 2012 đánh dấu kì Olympic đầu tiên có sự tham gia của VĐV nữ tại tất cả các môn thể thao.

Ngoài việc là Thế vận hội cân bằng giới tính nhất trong lịch sử, Olympic Tokyo 2020 còn thay đổi quy tắc trong Lễ khai mạc khi cho phép một VĐV nam và một VĐV nữ cùng cầm cờ của nước họ trong buổi lễ. Do đó, có tới 91% đại diện các Quốc gia có một nữ VĐV cầm cờ. Điều này khiến thời lượng xuất hiện của các VĐV nữ tăng lên đáng trong sự kiện thể thao mang tính biểu tượng này.

Olympic Paris 2024: Hướng tới kì Thế vận hội bình đẳng giới hoàn toàn ảnh 1

Hướng tới Olympic 2024 cân bằng bình đẳng giới hoàn toàn

Thế vận hội Olympic Paris 2024 được kì vọng sẽ đạt được sự cân bằng giới tính hoàn toàn về số lượng vận động viên tham gia. Đây hứa hẹn là một bước đột phá lịch sử các kỳ đại hội nói riêng và nền thể thao thế giới nói chung.

IOC hướng tới sự cân bằng giới tính qua số lượng VĐV tham gia thi đấu tại các nội dung trong kì Thế vận hội. Tại Olympic Paris 2024, các môn thể thao như điền kinh, đấm bốc và đạp xe sẽ lần đầu tiên đạt cân bằng giới tính. Môn đấu vật tự do sẽ có 96 nam và 96 nữ - môn thể thao chỉ giành cho nam giới thi đấu tại kì Olympic đầu tiên tại Hy Lạp-La Mã. Các môn thể thao khác cũng có những tính toán và thay đổi riêng để tạo nên sự bình đẳng giới hoàn toàn.

Olympic 2024 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2024 tại Paris. IOC đang gấp rút các công tác chuẩn bị cho một kì Thế vận hội để tạo nên cột mốc lịch sử - số lượng VĐV nữ thi đấu đạt 50% tổng số VĐV tham gia Thế vận hội.

Olympic Paris 2024: Hướng tới kì Thế vận hội bình đẳng giới hoàn toàn ảnh 2
Theo Olympic
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.