Ông Phùng Xuân Nhạ: Xem xét cho thôi học sinh viên liên quan đến gian lận

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là các trường đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Võ Hải.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Võ Hải.

Ngày 22/4, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời báo chí về việc xử lý những người liên quan đến gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình.

- Trong vụ gian lận, 16 cán bộ giáo dục, công an ở ba tỉnh đã bị khởi tố, nhưng Chủ tịch Hội đồng thi, người đứng đầu ngành giáo dục địa phương, phụ huynh trong ngành có con em được nâng điểm chưa bị xử lý. Là Chủ tịch Hội đồng thi THPT quốc gia, Bộ trưởng có ý kiến thế nào với địa phương?

- Tôi rất đau lòng và không chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh. Hành vi này vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo không chấp nhận những cán bộ, viên chức với nhân cách như thế được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.

Bộ đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình, tinh thần là cương quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục những cán bộ này. Bộ cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch.

- 222 thí sinh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình được trả điểm thực để xét tuyển đại học. Trong khi những em mang điện thoại vào phòng thi, dù chưa sử dụng đã bị đình chỉ, hủy kết quả thi. Bộ trưởng đánh giá thế nào về hai cách xử lý này?

- Tất cả hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia nói riêng và bất cứ kỳ thi nào khác đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Hiện nay, các trường đại học thuộc khối công an đã hủy kết quả trúng tuyển, trả về địa phương thí sinh được nâng điểm. Các trường khối dân sự cũng hủy kết quả trúng tuyển đối với thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm chuẩn.

Riêng 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm chuẩn thì trước mắt trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử.

- Tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không xử lý luôn những thí sinh được nâng điểm từ bây giờ, để đỡ tốn công sức, tiền của khi các em học tiếp?

- Xử lý sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi Quy chế thi THPT quốc gia mà còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các quy định khác của cơ sở giáo dục đại học. Khi xử lý một trường hợp, chúng ta phải áp dụng nhiều quy định để đảm bảo tính chính xác, công bằng, nghiêm minh.

Theo Luật Giáo dục đại học, việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, nên việc xử lý các trường hợp bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của trường. Các cơ sở giáo dục đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vừa qua, các trường đại học khối công an đã chủ động xử lý theo quyền và trách nhiệm của họ. Tôi ủng hộ cách xử lý của các trường này.

Bộ đã chỉ đạo các trường phải căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh, của Đề án tuyển sinh đã công bố, quy định riêng của từng trường và quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương... nếu có) để chủ động xử lý đúng pháp luật, đảm bảo có căn cứ và có trách nhiệm giải trình với xã hội.

Chúng tôi đang rà soát, tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật để hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành nhằm giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học, đặc biệt là quy định các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý ngay đối với các loại vi phạm gián tiếp trong thi cử.

Ông Phùng Xuân Nhạ: Xem xét cho thôi học sinh viên liên quan đến gian lận ảnh 1

222 thí sinh được nâng điểm đang bị xử lý như thế nào? Đồ họa: Tiến Thành

- Hai tháng nữa là diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có giải pháp đột phá nào để ngăn chặn gian lận như thời gian qua?

- Tôi luôn quán triệt với cán bộ tham gia vào công tác làm thi rằng việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục, mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội. Do đó, việc tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học phải đặc biệt được coi trọng để đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, công bằng, chính xác.

Những "lỗ hổng" về mặt quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi THPT quốc gia 2018 hiện đã được ngành giáo dục khắc phục. Chúng tôi cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn trong tổ chức thi; nâng cấp phần mềm để phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ phát hiện gian lận trong quá trình chấm thi.

Tuy nhiên, kỹ thuật, công nghệ có tốt đến đâu, nhưng con người tham gia vào công tác làm thi mà không tốt, cố ý vi phạm thì sai sót vẫn có thể xảy đến. Do đó, trong các cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi năm nay, tôi luôn đặc biệt yêu cầu ngành giáo dục và đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan phải lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm, phẩm chất chính trị tốt để tham gia làm thi và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn các bộ ngành, địa phương và người dân cả nước đồng hành, hỗ trợ, giám sát, để việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 thành công tốt đẹp.

Theo Vnexpress
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.