OPEC+ chốt gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ, giá dầu 'bứt phá'

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã đồng ý gia hạn thêm một tháng cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ thêm cho việc phục hồi của giá dầu.
OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. (Ảnh: AP)
OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. (Ảnh: AP)

Theo đó, tại hội nghị trực tuyến của OPEC+, các nước xuất khẩu dầu mỏ đã đồng ý thỏa thuận giảm khối lượng khai thác hơn nữa để tiếp tục kích tăng giá dầu, cũng như thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với những quốc gia trước đây vi phạm cam kết. Tuy nhiên, Bloomberg nhận định, không rõ họ sẽ thực hiện “đe dọa” như thế nào trên thực tế, nếu trước đây họ chưa làm như vậy.

Bloomberg cho biết, OPEC+ đã nhất trí sẽ duy trì cắt giảm sản lượng dầu ở mức 9,7 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 7, thay vì cắt giảm 7,7 triệu thùng/ngày sau tháng 6 này như thỏa thuận đạt được hồi tháng 4 vừa qua.

Ngoài ra, theo các nguồn tin, Iraq và Nigeria đã cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp kiềm chế sản xuất và giảm thêm sản lượng từ tháng 7 đến tháng 9 để bù đắp cho việc không đạt được mục tiêu vào tháng 5 và tháng 6, các đại biểu cho biết.

Theo Bloomberg, đối với Nga và Saudi Arabia thỏa thuận này có nghĩa là chiến thắng, bởi 2 quốc gia trên đã dành nhiều thời gian để thuyết phục các quốc gia thành viên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cụ thể, ở đây là họ đã bỏ lại đằng sau cuộc chiến giá dầu tàn khốc để thuyết phục thành công Iraq, Nigeria và những nước còn lại thực hiện cam kết giảm khối lượng.

Đồng thời, Nga và Saudi Arabia cho biết họ sẽ giám sát chặt chẽ thị trường dầu mỏ, sẽ gặp nhau mỗi tháng một lần để đánh giá sự cân bằng giữa cung và cầu.

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đồng thời là Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia cho biết, các nỗ lực tập thể đã mang lại kết quả, và mặc dù không chắc chắn ở nhiều khía cạnh, nhưng có những dấu hiệu tích cực để hy vọng rằng điều tồi tệ nhất đã ở phía sau.

“Tôi đã liên tục thúc đẩy các quốc gia thành viên ngừng gian lận trong áp đặt hạn ngạch kể từ cuộc gặp vào năm ngoái”, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết thêm.

Cũng theo Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, các nền kinh tế lớn đang phục hồi sau đại dịch nên nhu cầu dầu mỏ đang tăng lên.

Bloomberg nhận định, giá dầu mỏ hiện đang tăng và đã tăng gấp đôi kể từ tháng 4, lên 42,30 USD/ thùng. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã khen ngợi OPEC và các đồng minh đã cứu ngành công nghiệp dầu khí Mỹ. Ngược lại, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Aleksander Novak lưu ý, thị trường dầu mỏ vẫn cần hỗ trợ, vì vậy điều quan trọng là tất cả phải tuân thủ các thỏa thuận.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette cho rằng, đây là “thỏa thuận quan trọng” của OPEC+ vào đúng thời khắc then chốt khi nhu cầu dầu mỏ tiếp tục hồi phục và các nền kinh tế trên khắp thế giới mở cửa trở lại.

Theo các chuyên gia, OPEC+ dự kiến sẽ tạo ra sự thiếu hụt trên thị trường dầu mỏ để có thể bán bớt dự trữ dầu trong giai đoạn tích trữ bởi đại dịch. Đồng thời, theo các báo cáo, OPEC+ sẽ dự kiến họp lại vào ngày 18/6 để xem xét lại về thị trường dầu mỏ, dưới sự giám sát của Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC). OPEC+ quyết định đàm phán hàng tháng cho đến tháng 12. Và cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo đã được lên kế hoạch vào cuối tháng 11.

Một quan chức giấu tên cho biết, mục đích của cuộc gặp này có thể đề nghị gia hạn thêm thời gian cắt giảm sản lượng nếu cần thiết và đưa mức cắt giảm tới tháng 8.

Các chuyên gia của ấn phẩm nhấn mạnh, việc cắt giảm sản lượng luôn khó hơn đối với những nước phụ thuộc vào dầu mỏ. Trong tình huống này, đối với Iraq là đặc biệt nhạy cảm, vì họ cần phải phục hồi sau chiến tranh và các lệnh trừng phạt.

Trước đó, tại cuộc hồi tháng 4, OPEC+ gồm 23 quốc gia thành viên đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mỏ 9,7 triệu thùng/ngày từ ngày 1/5 tới hết tháng 6/2020. Con số này sẽ giảm dần xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 7 cho tới hết năm nay và 5,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022. Đây là mức giảm sản lượng lớn chưa từng có trong lịch sử, được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo Infonet
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.