Pháp: Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khoảng 250 tác phẩm mỹ thuật Đông Dương đã được nhà Lynda Trouvé đưa ra bán đấu giá ngày 22/9 tại khách sạn Drouot ở thủ đô Paris. Đặc biệt trong số này có 19 bức tranh do vua Hàm Nghi vẽ đã được bán đấu giá với tổng số tiền 330.000 euro.
Một số tác phẩm của vua Hàm Nghi được đưa ra bán đấu giá ngày 22/9/2023. Ảnh: Nguyễn Thu Hà
Một số tác phẩm của vua Hàm Nghi được đưa ra bán đấu giá ngày 22/9/2023. Ảnh: Nguyễn Thu Hà

"Dòng sông trong chiều hè", "Mặt hồ khi chạng vạng", "Cánh đồng lúa mỳ" hay "Bụi rậm dưới bóng hoàng hôn"… là những tác phẩm nằm trong bộ sưu tập 19 bức tranh phong cảnh do vua Hàm Nghi vẽ được mang ra đấu giá. Trong số này, bức tranh "Bụi rậm dưới bóng hoàng hôn" được bán với giá cao nhất là 38.000 euro.

Một Việt kiều Đức giấu tên, người đã mua được hai bức tranh với tổng giá trị 64.000 euro, cho biết ông rất cảm động khi mua được tranh của vua Hàm Nghi. Theo ông, ngoài giá trị nghệ thuật, các bức tranh còn có giá trị lịch sử. Ông nói: "Vua Hàm Nghi, vì lo cho dân, cho nước mà bị thực dân Pháp đầy ải. Ông là người tôi rất nể trọng. Do đó, tôi muốn lưu giữ các bức tranh của ông như những kỷ niệm về một vị vua yêu nước".

Pháp: Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi ảnh 1

Bức tranh "Cánh đồng lúa mỳ" của vua Hàm Nghi là một trong những bức được mua với giá 32.000 euro. Ảnh: Nguyễn Thu Hà

Bày tỏ vinh dự được giới thiệu bộ sưu tập của vua Hàm Nghi trong phiên bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật Đông Dương lần thứ 13 này, nhà bán đấu giá Lynda Trouvé cho biết đây là bộ sưu tập duy nhất của vua Hàm Nghi được tìm thấy tại Pháp và cũng là lần đầu tiên trung tâm đấu giá Drouot vinh dự được tổ chức phiên đấu giá bộ sưu tập với số lượng tác phẩm lớn như vậy của vua Hàm Nghi, một vị vua đã từng bị lưu đày tại Alger, một họa sĩ theo đuổi trường phái ấn tượng và được biết đến như một gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật.

Cũng theo bà Lynda Trouvé, những bức tranh được đấu giá mô tả phong cảnh thành phố Vichy. Bộ sưu tập này thuộc sở hữu của ông Henri Aubé, một cựu binh Pháp từng đóng quân ở Hà Nội từ năm 1907 - 1909. Rất có thể ông Henri Aubé, trong quá trình điều trị tại bệnh viện nhiệt đới quân đội Vichy sau thời gian tại ngũ ở Việt Nam, đã gặp gỡ và kết bạn với vua Hàm Nghi, người thường xuyên lui tới cơ sở này để chữa bệnh trong giai đoạn từ năm 1909 - 1913. Bộ sưu tập quý này có thể được vua Hàm Nghi vẽ trong thời gian ở Vichy và tặng lại ông Henri Aubé. Những bức tranh từng nằm trong một chiếc cặp nhuốm bụi thời gian trên một căn gác mái và chúng được kịp thời phát hiện trước khi bị quẳng vào thùng rác, do khi đó không ai biết ý nghĩa của các chữ ký tượng hình trên tranh. Nhờ một tấm bưu thiếp đi kèm với đề tặng "Trung tá bộ binh thuộc địa Henri Aubé, cục trưởng Cục Địa lý Đông Dương ở Hà Nội" và chữ ký của vua Hàm Nghi mà nguồn gốc xuất xứ của các bức tranh đã được gợi mở. Những bức tranh do gia đình Henri Aubé thừa kế nằm trong bộ sưu tập tư nhân của họ và được con cháu của ông rao bán.

Pháp: Đấu giá 19 bức tranh của vua Hàm Nghi ảnh 2

Một số tác phẩm của vua Hàm Nghi được đưa ra bán đấu giá ngày 22/9/2023. Ảnh: Nguyễn Thu Hà

Vua Hàm Nghi (1871-1944) bị chính quyền Pháp buộc phải lưu vong chỉ một năm sau khi lên nắm quyền. Là người yêu nghệ thuật nên trong thời gian bị lưu đày ở Algers, thủ đô của Algérie, ông đã học các kỹ thuật hội họa và điêu khắc từ họa sĩ Marius Reynaud và bị cuốn hút mãnh liệt vào tranh màu phấn và điêu khắc. Vua Hàm Nghi đã từng thực hiện một số chuyến đi đến Pháp dưới sự giám sát chặt chẽ và gặp gỡ các nghệ sĩ như Foujita, Rodin và cả nữ nhà văn Judith Gautier. Tác phẩm của vua Hàm Nghi cực kỳ hiếm trên thị trường và chưa bao giờ được rao bán. Đây là lần đầu tiên có một bộ sưu tập lớn như vậy được bán đấu giá. Sinh thời, các tác phẩm của vua Hàm Nghi đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Guimet vào năm 1926.

Cũng trong phiên đấu giá chiều 22/9, ngoài bộ sưu tập của vua Hàm Nghi, khoảng 250 tác phẩm và hiện vật mang dấu ấn nghệ thuật Đông Dương đă được rao bán. Nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ có tên tuổi lớn trong giới nghệ thuật Việt Nam như Mai Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Bá Đảng, Trần Phúc Duyên. Nhiều nghệ sĩ Pháp có các tác phẩm về Đông Dương cũng được giới thiệu và bán với giá cao.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.