Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện 18 lần phát tín hiệu FBR từ năm 2007. Tuy nhiên, theo Nature, chỉ có một tín hiệu được phát hiện năm 2012 tại đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico, có tên gọi FRB 121.102, là tái phát nhiều lần.
Từ đó, đội ngũ các nhà khoa học thuộc Đại học Cornell của Mỹ do Shami Chatterjee dẫn đầu đã chuẩn bị sẵn sàng cho những sự việc tương tự. Cuối cùng, với 83 giờ quan sát trong hơn 6 tháng bằng kính thiên văn Karl G Jansky, họ đã phát hiện ra 9 xung biệt khác nhau và đưa ra công bố nói trên.
FRB có thể phát ra năng lượng trong 1/1.000s, tức là bằng năng lượng mặt trời tỏa ra trong 10.000 năm.
Phát hiện nói trên không chấm dứt hoàn toàn các tranh cãi về nguồn phát FRB nhưng ít nhất đã loại bỏ nhiều giả thuyết đưa ra trước đó.
“Trước đây, một số giả thuyết cho rằng nguồn phát ra FBR có thể ở bên trong hoặc gần dải Ngân Hà của chúng ta”, Guardian dẫn lời ông Chatterjee cho biết. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, chúng đã bị loại trừ.
Các nhà khoa học đã phát hiện được nguồn phát FBR nhưng họ vẫn chưa biết đó là gì. Một số nhà thiên văn cho rằng nó là một ngôi sao neutron, vốn là những thiên thể xoay rất nhanh mang biểu hiện như nguồn sóng vô tuyến, với mật độ vật chất rất lớn.
Theo Zing