Phát hiện thành phố cổ đại của Đế chế Khmer

(Ngày Nay) - Trong một dự án kéo dài nhiều năm, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng phương pháp quét laser trên không và khảo sát trên mặt đất để lập bản đồ thành phố cổ Mahendraparvata.
Phát hiện thành phố cổ đại của Đế chế Khmer

Mahendraparvata là một trong những thủ đô đầu tiên của Đế quốc Khmer, tồn tại từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 sau Công nguyên, nhưng phần lớn những gì nhắc tới thành phố này đến từ những dòng chữ được phục hồi từ các di tích khác nhau.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng thành phố này nằm trên cao nguyên Phnom Kulen, khoảng 48 km về phía bắc tỉnh Siem Reap, nhưng thật khó để tìm ra bằng chứng chính xác. Cao nguyên này vốn xa xôi, không thể tiếp cận, được bao phủ bởi thảm thực vật và có khả năng là nơi chứa mìn do chế độ Khmer Đỏ chôn vào những năm 1970.

Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Mahendraparvata chỉ còn được coi là "thành phố đã mất". Bây giờ, các nhà khoa học tuyên bố họ đã xác định được vị trí của nó.

"Chúng tôi xác nhận giả thuyết, dựa trên nhiều bằng chức xác thực, rằng Mahendraparvata - thủ đô từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 của Đế quốc Khmer, nằm trên cao nguyên Phnom Kulen", báo cáo được công bố trên tạp chí Antiquity.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ quét laser trên không có "khả năng độc nhất để nhìn xuyên qua thảm thực vật và cung cấp các mô hình có độ phân giải cao của nền rừng", theo bài báo.

Các nhà khoa học phải lập bản đồ khu vực trong hai giai đoạn, lần đầu tiên vào năm 2012, bao gồm khoảng 37 km2 và một lần nữa vào năm 2015, bao phủ toàn bộ dãy núi, diện tích 975 km2.

Kết quả của bản đồ trên không, cùng với thông tin được thu thập bởi các cuộc điều tra hiện trường, sau đó đã được sử dụng để tạo ra một bản đồ cho thấy các đường dẫn chính và trục tọa độ mới được phát hiện. Bản đồ mô tả chi tiết vị trí của các đặc điểm như một hồ chứa chưa hoàn thành, một số con đập, tường bao quanh của các ngôi đền và thậm chí là một cung điện.

Những khám phá này mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về Đế quốc Khmer và khu vực Angkor. Bản đồ cho thấy thành phố đã có quy hoạch đô thị, một "hệ thống thủy lực tinh vi" và các công trình sáng tạo khác, báo cáo cho biết.

Một phát hiện nổi bật là thành phố được xây dựng trên các trục tuyến tính gần tương ứng với các hướng chính trên la bàn.

Trước thời kỳ đó, các khu định cư của con người trong khu vực không được quy hoạch chính thức, không có ranh giới rõ ràng và dường như phát triển tự phát, có nghĩa Mahendraparvata là thành phố lớn đầu tiên được quy hoạch trong thế giới Khmer.

Theo CNN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.