Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai mặt trời

Một "con sứa vũ trụ" khổng lồ và kỳ lạ vừa được Kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện, mà theo NASA chính là đoạn kết rực rỡ của một ngôi sao già giống mặt trời.
Những gì xảy ra với NGC 2022 có chính là tương lai mặt trời của chúng ta - Ảnh: HUBBLE/NASA
Những gì xảy ra với NGC 2022 có chính là tương lai mặt trời của chúng ta - Ảnh: HUBBLE/NASA

NASA vừa tung bức ảnh chụp cận cảnh đáng ngạc nhiên về một thiên thể sáng, màu tím hoa cà và gần như trong suốt thuộc chòm sao Orion (còn có tên khác là Hunter, tên tiếng Việt là Lạp Hộ hay Thợ Săn). Chúng được cơ quan vũ trụ này mô tả như "một con sứa vũ trụ". Tất nhiên đó không phải sinh vật sống. Đó là tinh vân hành tinh NGC 2022.

"Tinh vân hành tinh" là một thuật ngữ cũ, tuy ngày nay đã được biết là một cách gọi sai nhưng vì đã quen thuộc nên vẫn được dùng trong các tài liệu thiên văn. NGC 2022 thực ra là một ngôi sao khổng lồ giống kiểu mặt trời của chúng ta nhưng già hơn nhiều, đã ở một trong các giai đoạn tiến hóa cuối cùng của nó.

NGC 2022 đã vào giai đoạn kết thúc quá trình chuyển đổi hydro thành helium trong lõi của nó bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân. Hai loại nguyên tử nhẹ đã liên kết hoặc hợp nhất, tạo ra một nguyên tử mới nặng hơn, cho đến khi ngôi sao hoàn toàn hết hydro trong lõi. Khi đó trọng lực ép ngôi sao co lại, vì vậy mà nhiệt độ tăng lên. Khi đó, helium có đủ điều kiện nhiệt độ và áp suất để hợp nhất với carbon. Quá trình này khiến ngôi sao mở rộng thêm ra thành "người khổng lồ đỏ".

Sau đó, "người khổng lồ đỏ" tách các lớp khí bên ngoài của nó, tung ra không gian và tạo thành vật thể tuyệt đẹp màu tím mà Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát được. "Hơn một nửa khối lượng của một ngôi sao có thể được đổ ra ngoài không gian theo cách này, tạo thành một "lớp vỏ" khí. Đồng thời, ngôi sao co lại và ngày càng nóng hơn, phát ra tia cực tím khiến các khí bị phun ra phát sáng." – nhóm nghiên cứu Hubble giải thích.

Lõi của ngôi sao già nằm ở trung tâm "tinh vân hành tinh", sáng dữ dội với màu vàng cam; trong khi bức xạ của nó chiếu sáng những đám mây khí xung quanh với các sắc độ hồng và tím.

Vật thể này có thể chính là tương lai của mặt trời chúng ta. Ước tính mặt trời đã 4,5 tỉ năm tuổi, đã ở giữa giai đoạn chuyển đổi hydro thành helium. Cái kết của mặt trời – và có thể kéo theo cả trái đất – có thể xảy ra trong khoảng 4,5 tỉ năm nữa.

Theo Người Lao động
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.