Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 330/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.
Phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu

Theo phê duyệt, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích 35,2 ha, gồm toàn bộ khu vực di tích được xác định trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung cải tạo và mở rộng thị trấn Ba Tri đã được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt; khu vực nhà ở cũ của gia đình tại trung tâm thị trấn Ba Tri, nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh sống, làm thuốc, sáng tác thơ văn, viết sách thuốc và dạy học; các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại huyện Ba Tri, gồm chùa Long Phước, công viên thị trấn Ba Tri, chợ Ba Tri, chùa, nhà thờ Ba Tri, Thánh thất Cao Đài, thất thủ Võ Miếu...; trên tuyến du lịch văn hóa tâm linh.

Quy mô lập quy hoạch có tổng diện tích khoảng 4,2 ha, bao gồm: Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu tại xã An Đức theo quy hoạch chung cải tạo và mở rộng thị trấn Ba Tri; khu vực nhà ở cũ của gia đình Nguyễn Đình Chiểu tại thị trấn Ba Tri. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý; tạo lập khung pháp lý, chính sách thu hút nguồn lực để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bảo vệ, gìn giữ lâu dài Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa - lịch sử, gắn với phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Đồng thời, phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu trở thành điểm tham quan về nguồn, địa chỉ văn hóa và du lịch hấp dẫn của quốc gia; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của khu vực gắn với phát triển du lịch văn hóa bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương; đẩy mạnh quảng bá điểm đến về nguồn gắn với hình tượng "danh nhân, nhà thơ, ông đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu" trong lòng nhân dân Nam Bộ.

Lập quy hoạch nhằm hoàn chỉnh ranh giới, phạm vi cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất cho khu di tích, khu dân cư lân cận, khu vực bảo vệ môi trường. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn, phát huy giá trị di tích; bảo đảm kết nối hài hòa, đồng bộ với cảnh quan, môi trường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh.

Định hướng kế hoạch, lộ trình và nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, các khu vực phụ cận phù hợp với quy hoạch được duyệt; làm căn cứ pháp lý để quản lý, bảo vệ các điểm di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; xây dựng các quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc, cảnh quan di tích và các khu vực liền kề di tích, phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy hoạch khác có liên quan.

Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm: Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích; xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát khu vực lập quy hoạch; xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích; xác định quan điểm, mục tiêu của quy hoạch di tích; xác định các chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương; đánh giá phát triển du lịch toàn khu vực, hiệu quả hoạt động du lịch và các hoạt động văn hóa, du lịch về nguồn khác tại di tích; xác định tiềm năng phát triển du lịch của địa phương và của di tích.

Đồng thời, đề xuất định hướng: bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và xây dựng công trình mới; phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch...

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.