Phát huy giá trị Lễ hội đua thuyền vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ hoạt động tại Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2024, ngày 18/2, tại bến đua thuyền cầu Pá Uôn, UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) tổ chức khai mạc Lễ hội đua thuyền truyền thống năm 2024.
Phát huy giá trị Lễ hội đua thuyền vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

Để giải đua thuyền truyền thống thực sự trở thành ngày hội đua tài, giao lưu lành mạnh, đạt kết quả cao, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai Lò Thanh Thủy động viên các vận động viên bình tĩnh, tự tin, thi đấu hết mình, tạo không khí sôi nổi, hào hứng, nêu cao tính trung thực, cao thượng, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ và học tập lẫn nhau, thực hiện đúng điều lệ và quy định của Ban tổ chức, cùng sự điều hành của tổ trọng tài.

Lễ hội đua thuyền truyền thống năm nay thu hút 16 đội với 418 vận động viên đến từ các xã trong huyện Quỳnh Nhai, các huyện Bắc Yên, Mường La (Sơn La), thị xã Mường Lay (Điện Biên), huyện Nậm Nhùn (Lai Châu). Các đội thi đấu ở cự ly 1.600m với 4 nội dung: Thuyền 10 vận động viên nam, thuyền 10 vận động viên nữ, thuyền 20 vận động viên nam và đồng đội thuyền 20 vận động viên nam, nữ phối hợp.

Đội trưởng Đội thi huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) Vàng Văn Phiêng chia sẻ: Đội thi huyện Nậm Nhùn rất vui mừng, phấn khởi vì đoạt giải Nhất nội dung thi đầu tiên giành cho thuyền 20 vận động viên nam tại Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quỳnh Nhai năm 2024. Để đạt được kết quả cao, các thành viên trong đội luôn nỗ lực tập luyện chăm chỉ. Cùng với đó, các thành viên đều là những vận động viên có kinh nghiệm, từng tham gia thi đấu ở các giải đua thuyền những năm trước, có kỹ năng điều khiển thuyền đuôi én điêu luyện, thi đấu với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao. Anh Phiêng hy vọng đội đua thuyền huyện Nậm Nhùn sẽ đạt được nhiều giải cao tại Lễ hội lần này.

Đây là lần thứ 11 huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống nhằm đẩy mạnh phong trào luyện tập, thi đấu các môn thể thao của dân tộc nói chung và môn đua thuyền truyền thống nói riêng; tăng cường sức khỏe, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thông qua Lễ hội cũng góp phần giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của cư dân sinh sống vùng ven hồ thủy điện Sơn La; tạo sân chơi bổ ích, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, đoàn kết giữa các dân tộc anh em, mang đến khí thế hào hứng, phấn khởi, hy vọng về một năm may mắn, an lành và thành công.

Huyện Quỳnh Nhai là vùng đất giàu truyền thống còn lưu giữ nhiều nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Từ năm 2005, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về khởi công công trình Nhà máy thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, Quỳnh Nhai là một trong 3 huyện của tỉnh Sơn La thực hiện di chuyển nhân dân ra khỏi vùng ngập thủy điện. Riêng huyện Quỳnh Nhai đã di chuyển toàn bộ khu trung tâm huyện lỵ từ xã Mường Chiên đến Phiêng Lanh, xã Mường Giàng; đồng thời di chuyển các hộ dân của 9 xã, 99 bản, với 8.435 hộ dân và gần 40.000 nhân khẩu đến địa điểm mới. Tháng 4/2010, huyện Quỳnh Nhai đã hoàn thành việc di dân tái dịnh cư thủy điện Sơn La.Thời gian qua, cùng với việc phát triển kinh tế tại điểm tái định cư mới, huyện Quỳnh Nhai đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó tiêu biểu có Lễ hội đua thuyền truyền thống gắn với thế mạnh phát triển du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái với hơn 11.000 ha diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây là một trong những tiềm năng lớn cho việc bảo tồn Lễ hội đua thuyền và phát triển du lịch lòng hồ của huyện Quỳnh Nhai.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.