Phát minh giúp trẻ mắc bệnh hiểm nghèo tham gia lớp học từ xa

(Ngày Nay) - Khi trẻ mắc các căn bệnh hiểm nghèo và không có khả năng tới trường, không chỉ bệnh tật có thể làm suy yếu các em mà sự xa cách khỏi lớp học và bạn bè cũng có thể dẫn tới tổn thương.
AV1 được sử dụng ở trường học ở Anh. Ảnh: Christian Sinibaldi/No Isolation.
AV1 được sử dụng ở trường học ở Anh. Ảnh: Christian Sinibaldi/No Isolation.

Công ty Norwegian No Isolation đã phát triển một loại robot mang tên AV1, có khả năng thay trẻ em đang trong quá trình điều trị hoặc gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần đến trường. Với thiết kế như một mô hình đơn giản của đầu người và bán thân người, có thể quay 360 độ, được tích hợp với camera, micro và loa, AV1 đóng vai trò như là đôi mắt, đôi tai, miệng để giúp trẻ giữ kết nối với các bạn trong lớp. Giáo viên sẽ đặt nó ở trên bàn học, trẻ em sẽ điều khiển từ xa bằng thông qua một phần mềm ứng dụng, mỗi bạn sẽ được cấp một mật khẩu riêng.

“Các em có thể dùng tay để chạm hoặc vuốt xung quanh màn hình để thấy quang cảnh lớp học”, Florence Salisbury, Giám đốc marketing No Isolation cho biết. Những bạn học sinh này có thể phát biểu với giáo viên hoặc trò chuyện với bạn cùng lớp qua loa ngoài, ấn nút “giơ tay” để robot nháy sáng trên đầu, hay chọn nút "emojis" để hiển thị cảm xúc trên mắt robot.

Phát minh giúp trẻ mắc bệnh hiểm nghèo tham gia lớp học từ xa ảnh 1

AV1 được trang bị camera, micrô và loa. Ảnh: Markus Haner/No Isolation.

Salisbury cho biết, đã có 3000 AV1 được kích hoạt ở 17 quốc gia, hầu hết ở Anh và Đức, mỗi quốc gia đều có hơn 1.000 robot đang hoạt động. Ở Anh, các trường học có thể thuê AV1 trong khoảng 150 USD (khoảng 3,6 triệu đồng) mỗi tháng, hoặc lựa chọn mua một lần với giá cao nhất là 120 triệu đồng, cùng với gói dịch vụ bổ sung là 25 triệu đồng mỗi năm.

Salisbury nói thêm, có lẽ lợi ích lớn nhất của robot này là khả năng duy trì mối quan hệ xã hội. Cô chia sẻ câu chuyện về một học sinh 15 tuổi ở Warwickshire, Anh, bạn bè của cậu bé đã đưa robot đi ăn trưa cùng, giúp cậu hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội. “Trong suốt thời gian dài nghỉ học, khi các em không thể gặp bạn của mình, mối quan hệ với trường học này thực sự trở thành phao cứu sinh cho học sinh đó, đặc biệt hơn là đối với những học sinh gặp vấn đề về tâm lý”.

Theo số liệu thống kê gần đây nhất từ chính phủ, hơn 19% học sinh ở Anh thường xuyên vắng mặt vào mùa thu 2023-2024; 7,8% nghỉ vì ốm, con số này còn cao hơn cả trước đại dịch. Trong đại dịch COVID-19, học từ xa đã trở thành chuẩn mực, nhưng khi học sinh trở lại trường, thì lựa chọn này đã không còn phổ biến. AV1 tuy đã được triển khai trước khi đại dịch xảy ra, nhưng một số trường học đã sử dụng robot này để giúp học sinh hòa nhập lại với môi trường lớp học.

AV1 giúp các em cảm thấy mình vẫn là những đứa trẻ bình thường, được quan tâm và chăm sóc

Quỹ Ung thư Chartwell của Anh Quốc đã tài trợ 25 robot AV1 hiện đại để hỗ trợ các em nhỏ đang điều trị bệnh nặng. Theo ông Michael Douglas, người sáng lập quỹ, những chiếc robot này giúp các em tiếp tục việc học tập ngay cả khi phải nằm viện, mang đến niềm vui và sự hứng khởi trong quá trình điều trị. Ông chia sẻ: "Các bậc phụ huynh rất yêu thích những con robot này, chúng thực sự tạo ra sự khác biệt lớn. Chúng giúp các em cảm thấy mình vẫn là những đứa trẻ bình thường, được quan tâm và chăm sóc"."

Nhưng ông cũng cho rằng, vấn đề về thủ tục hành chính có thể trở thành một rào cản lớn khi cố gắng đưa hệ thống AV1 vào trường học hoặc bệnh viện. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra rằng việc đảm bảo kết nối mạng ổn định cho các robot AV1 tại các trường học và bệnh viện là một thách thức không nhỏ. Tín hiệu WiFi yếu hoặc các khu vực không có sóng di động có thể gây gián đoạn quá trình hoạt động của robot.

Phát minh giúp trẻ mắc bệnh hiểm nghèo tham gia lớp học từ xa ảnh 2

AV1 sạc nhiên liệu tại Trường trung học Moulsham, Anh. Ảnh: No Isolation.

Đào tạo kỹ thuật

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên Tạp chí chuyên ngành Frontiers in Digital Health đã khảo sát việc sử dụng robot AV1 tại Đức và robot avatar OriHime tại Nhật Bản. Nghiên cứu cho thấy các công nghệ này “có tiềm năng lớn giúp trẻ duy trì kết nối với xã hội và giáo dục”. Ngoài ra cần phải xây dựng các cơ chế để tiếp cận công bằng với các công nghệ avatar, mở các khóa đào tạo cho giáo viên về các khía cạnh kỹ thuật và xã hội của robot.

Tháng 8/2023, No Isolation đã triển khai AV1 Academy, một thư viện tài liệu và nguồn đào tạo nhằm mục đích cải thiện khả năng sử dụng của robot. Theo Salisbury, AV1 được thiết kế với các tính năng bảo mật mạnh mẽ: không thu thập dữ liệu cá nhân và ngăn chặn việc chụp màn hình và ghi âm; mã hóa bảo mật livestream và chỉ có một thiết bị có thể kết nối cùng lúc, với đầu và mắt của robot sáng lên để báo hiệu đang kích hoạt sử dụng.

Salisbury cho biết việc AV1 không có bánh xe và với trọng lượng khoảng 1kg giúp giáo viên hoặc học sinh dễ dàng di chuyển giữa các lớp học trong ba lô chuyên dụng. Cô nói thêm rằng việc không có màn hình hiển thị khuôn mặt của đứa trẻ cũng có thể là một ưu điểm khi không gây áp lực cho trẻ phải xuất hiện trước ống kính.

Theo CNN
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.