Robot đại dương có thể giải quyết được vấn đề băng tan ở Nam Cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một nhóm chuyên gia về tên lửa của NASA đang phát triển loại robot tự động có thể đến được sâu bên dưới những thềm băng khổng lồ của Nam Cực, nơi mà con người không thể tiếp cận. Các robot này sẽ làm rõ tốc độ tan chảy của băng, từ đó dự đoán tốc độ đó có thể gây ra mực nước biển dâng cao thảm khốc như thế nào.
Một nguyên mẫu IceNode thả bên dưới bề mặt băng của Hồ Superior, ngoài khơi Bán đảo Thượng Michigan, trong một cuộc thử nghiệm thực địa vào năm 2022. Ảnh: NASA
Một nguyên mẫu IceNode thả bên dưới bề mặt băng của Hồ Superior, ngoài khơi Bán đảo Thượng Michigan, trong một cuộc thử nghiệm thực địa vào năm 2022. Ảnh: NASA

Tháng 3/2024, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA đã thả một robot hình trụ xuống vùng nước băng giá có độ sâu khoảng 30 mét ở biển Beaufort, phía Bắc Alaska để thu thập dữ liệu. Đây là bước đầu tiên trong dự án "IceNode", mục tiêu đưa một đội tàu gồm những robot này đến Nam Cực, một trong những nơi khó tiếp cận nhất trên Trái Đất. Chúng sẽ bám vào băng để thu thập dữ liệu trong một thời gian dài tại đây.

Một loạt các nghiên cứu gần đây cho thấy băng ở Nam Cực có thể đang tan chảy đáng báo động, nghĩa là nước biển sẽ dâng cao hơn rất nhiều so với dự báo trước đây. Nếu lớp băng ở Nam Cực tan hoàn toàn, nó sẽ khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao khoảng 60 mét, gây ra thảm họa khủng khiếp cho các thành phố ở ven biển.

"Đường tiếp đất", nơi mà lớp băng tách lên khỏi đáy biển và trở thành thềm băng. Đây là nơi có thể xảy ra hiện tượng tan chảy nhanh nhất, vì nước biển ấm ăn mòn lớp băng bên dưới. Tuy nhiên việc quan sát chi tiết đường tiếp đất trong bối cảnh Nam Cực khắc nghiệt lại vô cùng khó khăn.

“Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những khó khăn công nghệ này trong nhiều năm và chúng tôi nghĩ rằng mình đã tìm ra cách”, Ian Fenty, một nhà khoa học về khí hậu tại phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực cho biết.

NASA có kế hoạch thả khoảng 10 con robot IceNode lái tự động này xuống nước từ một lỗ khoan trên băng hoặc một con tàu ngoài khơi, mỗi robot dài khoảng 2.4 mét và đường kính 3 mét. Chúng không có động cơ đẩy nhưng sẽ đi theo dòng hải lưu và được điều khiển bởi phần mềm đặc biệt. Khi đến đích ở Nam Cực, chúng sẽ kích hoạt "bộ phận hạ cánh" của mình, ba chân bật ra và bám vào băng.

Khi đã vào đúng vị trí, các cảm biến của chúng sẽ theo dõi tốc độ nước biển ấm làm tan băng, cũng như nước đá tan ra nhanh như thế nào. NASA cho biết hạm đội này có thể hoạt động trong vòng một năm và thu thập dữ liệu qua các mùa.

Sau khi hoàn tất việc theo dõi, các robot sẽ tách khỏi băng, trồi lên bề mặt đại dương và truyền dữ liệu qua vệ tinh. Dữ liệu này sau đó có thể được đưa vào các mô hình máy tính để cải thiện độ chính xác cho việc dự báo mực nước biển dâng.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tập trung vào việc phát triển các khả năng kỹ thuật của robot và có nhiều cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch. Trả lời CNN, Glick chia sẻ: “Hiện tại không có mốc thời gian chính xác về thời điểm chúng sẽ được triển khai ở Nam Cực, nhưng chúng tôi mong rằng điều đó sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt".

Một loại robot khác cũng đã từng được sử dụng để tìm kiếm bên dưới lớp băng của Nam Cực. Dự án nghiên cứu đó đã sử dụng robot giống ngư lôi có tên là Icefin, một phương tiện có thể ghi lại thông tin từ xa về nhiệt độ, độ mặn và dòng hải lưu của đại dương. Icefin bao gồm một hệ thống đẩy và được gắn vào một sợi dây. Sợi dây này sẽ điều khiển và có thể gửi trả lại dữ liệu để nghiên cứu, trong khi quá trình này ở IceNode thì hoàn toàn tự động.

Rob Larter, một nhà địa vật lý biển tại Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết: "Việc sử dụng cả hai hệ thống này sẽ bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, việc phát triển cả hai máy này cũng là một thách thức và có thể gây nên rủi ro đáng kể đối với thiết bị phức tạp, nhưng cách tiếp cận sáng tạo và chấp nhận rủi ro là cần thiết để khám phá về thế giới ngầm ẩn sâu bên dưới lớp thềm băng."

Theo CNN
Hố lớn trên đường lăn sân bay Miyazaki sau vụ nổ bom. Ảnh: CNN.
Bom từ Thế chiến II phát nổ tại sân bay Nhật Bản
(Ngày Nay) - Một quả bom Mỹ chưa được phát hiện từ Thế chiến II đã phát nổ tại một sân bay của Nhật Bản, khiến cho hơn 80 chuyến bay bị ảnh hưởng và phải hoãn lại. Chính quyền Nhật Bản cho biết vụ việc không gây ra bất kì thương vong nào.
Hình logo OpenAI được chụp vào ngày 20/5/2024. Ảnh: Reuters.
Những tính năng mới của OpenAI nâng cấp quá trình tạo giọng nói
(Ngày Nay) - OpenAI đã hé lộ một loạt các công cụ mới giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra những phần mềm ứng dụng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt là trong bối cảnh khi ChatGPT đang phải cạnh tranh với những “ông lớn công nghệ” khác để theo kịp cuộc đua AI.
Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc
Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc
(Ngày Nay) - Mỹ đã cấm nhập khẩu hàng hoá từ hai công ty Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/10. Đây là động thái mới nhất của Mỹ nhằm loại bỏ các hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng của quốc gia này.