Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/2, Ths. Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ và phục hồi chức năng cho người mù cùng đoàn cán bộ đã có chuyến khảo sát nhằm chuẩn bị cho chương trình tập huấn thí điểm, giúp người mù làm quen với loại hình phương tiện giao thông mới tại Thủ đô. Bản thân anh Trường là một người mù và từng có cơ hội trải nghiệm hệ thống tàu điện ngầm và các tiện ích đặc biệt tại các quốc gia châu Á phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc. 
Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Cuối năm 2021, đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức đi vào hoạt động tại Thủ đô, đánh dấu tròn 10 năm đợi chờ của người dân Hà Nội. Loại hình phương tiện mới mẻ được đánh dấu là một bước phát triển mới của nền giao thông thủ đô, đồng thời được hy vọng sẽ đem đến sự thuận tiện đi lại cho người dân, bao gồm những người mù và khuyết tật trên địa bàn.

Trao đổi với Ngày nay sau buổi khảo sát, anh Trường đã có những chia sẻ về trải nghiệm của mình khi sử dụng đường sắt trên không với tư cách một người mù. Anh đánh giá bước khởi đầu này là đúng, nhưng chưa đủ, và có những chi tiết mà người sáng mắt "chưa, hoặc không để ý", có thể cải thiện hơn để đem đến những phúc lợi tốt nhất dành cho người mù.

Theo anh Trường, hiện tại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã có sử dụng gạch chỉ đường dành cho người mù ở lối lên thang máy, thang cuốn, cũng như hướng dẫn đi đến khu vực vệ sinh, khu vực mua vé. Gạch chỉ đường của nhà thầu Trung Quốc về cơ bản tuân theo những quy tắc chung và có chất lượng tương đối ổn. Tuy nhiên, anh cho biết, hiện tại gạch dẫn đường này chỉ giúp người mù đến được quầy bán vé, nhưng không cho biết hướng đi ra cửa ga. "Nếu lúc này yêu cầu sự trợ giúp từ phía nhân viên nhà ga, tôi cho rằng họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ, nhưng thiết nghĩ, ở những tuyến đường mới, cấp quản lý có thể lưu ý bổ sung những mốc định hướng quan trọng, sẽ khiến chúng tôi chủ động hơn trong việc đi lại."

Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 1

Anh Trường sử dụng gậy trắng chủ động di chuyển trong ga tàu.

Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 2

Các biển chỉ đường trong ga cần có thêm những mốc quan trọng.

Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 3

Biển chỉ đường cho phép người mù tiếp cận khu vực vệ sinh.

Về cách thức mua vé, anh Trường cho biết hiện tại tuyến Cát Linh - Hà Đông chưa có phương án tiếp cận máy bán vé tự động dành cho những người như anh. Với kinh nghiệm từng sử dụng giao thông cộng cộng tại Nhật Bản và Hàn Quốc, anh cho biết: "Máy bán vé tự động ở nước bạn sẽ có phần hỗ trợ âm thanh tích hợp màn hình cảm ứng, giúp tôi có thể chủ động mua vé. Máy bán vé của họ thường thiết lập hai thứ tiếng, ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ tiếng Anh, dành cho khách du lịch như tôi."

Theo anh Trường, đây là điều mà người sáng mắt biết, nhưng thường không chú ý đến: "Các bạn nghe thấy những lời chỉ dẫn tại máy tự động hoặc chỉ dẫn đi lại trong nhà ga, có thể sẽ không hề chú ý, hoặc cho rằng là thừa thãi. Ví dụ như khi có âm thanh hướng dẫn 'đi lên cầu thang, xong rẽ trái thì sẽ đến cửa tàu', người sáng mắt có thể cho rằng không cần thiết, nhưng điều này lại vô cùng quan trọng với chúng tôi."

Anh cũng cho biết thêm, những phần mềm hỗ trợ âm thanh - đọc màn hình - có thể giúp người mù có thể sử dụng điện thoại thông minh (gọi điện, nhắn tin, ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook) hay sử dụng máy tính (gõ văn bản, viết code) một cách tương đối thuận lợi: "Như hiện tại, tôi có thể sử dụng điện thoại hay máy tính dễ dàng, vì tôi cũng đang viết báo và biên soạn những hướng dẫn phục hồi chức năng dành cho người mù."

Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 4

Ngoài ra, anh Trường đánh giá thời gian mở và đóng cửa tàu khá nhanh và "khó cho người mù nếu muốn tự mình di chuyển lên tàu". Anh cũng đưa ra so sánh với các tuyến xe buýt và BRT, những phương tiện này có người quan sát và chủ động kiểm soát việc đóng, mở cửa nên người mù có thể sử dụng dễ hơn đường sắt.

Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 5
Khảo sát tập huấn cho người mù sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ảnh 6

Trên tàu, hiện phần ghế màu vàng được chỉ định là ghế ưu tiên dành riêng cho đối tượng người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân và người khuyết tật, được bố trí gần cửa lên tàu.

Về kế hoạch tập huấn sắp tới, anh Trường dự kiến tổ chức một buổi tập huấn vào ngày 23.2.2021 tại ga Yên Nghĩa, với các nội dung như kỹ thuật lên xuống cầu thang, kỹ thuật đi thang máy, kỹ thuật lên xuống tàu, và kết hợp cả di chuyển bằng BRT dành cho người mù. Đoàn tập huấn dự kiến có sự tham gủa của 30 người mù và 10 người hỗ trợ, bao gồm nhân viên y tế.

Trước khi thực hiện, đoàn sẽ gửi công văn yêu cầu hỗ trợ đến ban quản lý đường sắt, nhằm tìm thời gian phù hợp để tiến hành tập huấn "nguội", theo đó đoàn sẽ xin phép được sử dụng một đoàn tàu không hoạt động (để kiểm tra máy móc thiết bị) trong thời gian 15-20 phút cho nội dung "kỹ thuật đi tàu".

Anh Trường đánh giá: "Nếu giúp đỡ người mù có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, chủ động đi lại thì người mù sẽ tự tin hơn trong tiếp cận việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tăng tính chủ động trong công việc cũng như chăm sóc bản thân."

Anh cho biết thêm, số lượng người mù tại các thành phố có thể chủ động tham gia tất cả mọi loại hình phương tiện giao thông công cộng hiện chỉ chiếm khoảng 20%.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.