Phê duyệt quy hoạch công viên sinh thái và quảng trường Ghềnh Nam Ô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nhà phát triển dự án Nam Ô Heritage - cũng là đơn vị tài trợ kinh phí xây dựng cho hai công trình, việc kết nối trực tiếp giữa khu nghỉ dưỡng với hai hạng mục quan trọng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình phát triển du lịch bản địa song song với bảo tồn giá trị tự nhiên của điểm đến.
Phê duyệt quy hoạch công viên sinh thái và quảng trường Ghềnh Nam Ô

Ngày 6/12/2023, UBND Thành phố Đà Nẵng đã chính thức ban hành Quyết định số 2668/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên sinh thái ghềnh Nam Ô và quảng trường nam ghềnh thuộc phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Hai công trình trọng điểm của du lịch Tây Bắc thành phố Đà Nẵng được đầu tư gần 50 tỷ đồng thông qua nguồn vốn tài trợ từ đơn vị phát triển dự án Nam Ô Heritage.

Trên diện tích gần 5,4ha quy hoạch, diện tích rừng tự nhiên giữ nguyên hiện trạng hơn 3,2ha, công viên sinh thái rộng hơn 1,8ha và quảng trường phía nam ghềnh Nam Ô rộng gần 0,25ha. Người dân địa phương gọi khu rừng nguyên sinh tại Nam Ô với tên gọi với đầy niềm tự hào và sự kính trọng là Rừng thiêng Mỏm Hạc.

Phê duyệt quy hoạch công viên sinh thái và quảng trường Ghềnh Nam Ô ảnh 1

Ghềnh Nam Ô là một thắng cảnh thu hút du khách tại Đà Nẵng.

Dù giữa mùa nắng gắt, chỉ vào đến khu rừng, mọi cảm giác nóng bức tan biến, những tia nắng hiếm hoi xuyên từ tầng lá này qua tầng lá kia, soi thẳng xuống chân người đi rừng, lớp lá mục và những gốc cây đổ bám chặt rêu xanh. Điều kiện tự nhiên độc đáo khiến khu rừng Mỏm Hạc trở thành “ngôi nhà” của hàng ngàn loài động thực vật độc đáo, trong đó có cả những cây thuốc quý Men theo đường mòn trong rừng, dành thời gian leo lên những khối đá cao nhất, du khách có thể bắt gặp những cá thể hoặc nhóm cá thể sóc, khỉ đang sinh sống tự nhiên.

Đặc biệt tại một trong những điểm cao nhất trong rừng, lách qua những tàng cây đan dày đặc, di tích Miếu vọng Huyền Trân Công chúa vẫn đang nằm yên tĩnh hướng về phía biển. Đây là di tích tâm linh quan trọng với dân làng Nam Ô, cũng là khởi nguồn cho nhiều tích sử quan trọng, trở thành cảm hứng cho đơn vị phát triển dự án Nam Ô Heritage khi thiết kế khu nghỉ dưỡng sinh thái.

Công viên và quảng trường vừa là vùng đệm, ranh giới để bảo vệ rừng ghềnh Nam Ô, kết hợp tổ chức không gian công cộng phục vụ cộng đồng. Theo UBND TP. Đà Nẵng, mục tiêu quy hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân địa phương trong bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái tự nhiên. Quy hoạch còn định hướng đầu tư, xây dựng các công trình khai thác bền vững, hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với việc bảo tồn môi trường sinh thái.

Theo phác thảo, diện mạo công viên sinh thái ghềnh Nam Ô có mật độ xây dựng tối đa chỉ 2,78%, gồm nhiều tuyến đường đi dạo quanh ghềnh, các sàn vọng cảnh với không gian mở, các tiện ích phục vụ dịch vụ cho khách tham quan. Khu quảng trường phía nam ghềnh có mật độ xây dựng tối đa 5%, công trình chỉ tối đa cao 1 tầng, xung quanh chủ yếu trồng cây xanh cảnh quan, các tiện ích nghỉ chân, nhà vệ sinh…

UBND TP. Đà Nẵng giao UBND Q. Liên Chiểu công khai đồ án, khẩn trương phối hợp với đơn vị phát triển dự án Nam Ô Heritage sớm hoàn thiện các hạng mục, kết nối với công viên, quảng trường và tuyến phố ăn vặt Nam Ô nhằm đưa vào phục vụ người dân, du khách. Đây cũng là các hạng mục được đầu tư xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2023 do đơn vị phát triển dự án Nam Ô Heritage tài trợ.

Phê duyệt quy hoạch công viên sinh thái và quảng trường Ghềnh Nam Ô ảnh 2

Dự án Nam Ô Heritage kết nối hài hoà trong tổng thể quy hoạch.

Theo chia sẻ từ đại diện đơn vị phát triển dự án Nam Ô Heritage, ngay từ giai đoạn nghiên cứu, đơn vị này không chỉ tập trung phát triển dự án như một công trình độc lập mà còn đặt trong sự hài hoà của khu vực, cả về văn hoá lịch sử lẫn giá trị tự nhiên của điểm đến. Chính vì vậy, từ thiết kế đậm bản sắc Việt, bố trí các diện tích mảng xanh, tên gọi các phân khu cho tới hệ thống tiện ích dành cho nhiều thế hệ đều mang tới trải nghiệm đặc biệt cho du khách, khơi gợi cảm hứng về chuyến hành trình di sản Huế - Đà Nẵng - Hội An đầy màu sắc.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.