Phòng khám đầu tiên cho người đồng giới

Phòng khám tại Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) không chỉ tư vấn, chăm sóc chuyên sâu về sức khỏe, tình dục, sinh sản cho cộng đồng LGBT mà còn là nơi phụ huynh có thể chuyện trò với các bác sĩ để có cách nhìn cởi mở, thông cảm hơn
Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) có phòng khám dành riêng cho cộng đồng LGBT
Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) có phòng khám dành riêng cho cộng đồng LGBT

Vừa trở về sau chuyến phẫu thuật tại Thái Lan, N.A.N (25 tuổi; ngụ quận 10, TP HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng sau cơn thập tử nhất sinh để phẫu thuật tạo hình từ nam sang nữ. Chưa kịp vui, mãn nguyện với ngoại hình mới thì N. phải đối mặt với việc vùng kín chảy máu âm ỉ, nhiễm trùng đường tiểu… Nhờ bạn bè mách nước, N. đã tìm đến những cơ sở y tế không an toàn để rồi bệnh ngày càng nặng hơn. Cuối cùng, N. phải tìm đến bệnh viện (BV) để được xử lý dẫn lưu nước tiểu nhưng bước tiếp theo thế nào thì BV cũng bó tay. Người nhà lại phải gom góp tiền để N. sang Thái Lan tiếp tục điều trị.

Nơm nớp... sợ bệnh

Theo N., không phải ai cũng may mắn có cơ hội để sang Thái Lan điều trị sau hậu phẫu vì kinh phí rất đắt. Không riêng gì N. mà không ít người chuyển giới nữ sau hậu phẫu thường gặp vấn đề về sức khỏe trong khi điều kiện chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam chưa thể đáp ứng.

"Không ít người muốn thay đổi ngoại hình nhưng không có điều kiện ra nước ngoài phẫu thuật, họ tự tìm mua hormone trên mạng hoặc hàng xách tay về sử dụng, tự tiêm cho nhau. Đặc biệt, không có cơ sở y tế nào chính thức nhập hormone và dám thực hiện việc tiêm hormone cho người chuyển giới. Do vậy, đã có không ít trường hợp mua thuốc giả, kém chất lượng hoặc tự tiêm hormone gây nghẽn mạch máu, tử vong. Rồi khi bị bệnh hoặc cần tư vấn về thuốc, người chuyển giới luôn nơm nớp lo sợ vì không biết đến đâu để khám và điều trị" - N. ngậm ngùi kể.

Có không ít người trong cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới) cũng "đánh liều" vào khám tại các BV để rồi không quay lại lần nữa vì những rào cản về chính sách, bị kỳ thị... Như N.A.T (24 tuổi; ngụ quận 8, TP HCM) đi khám cách đây đã lâu vẫn ám ảnh mãi việc thiếu tế nhị của nhân viên y tế. Bởi T. là người chuyển giới nam chưa hoàn toàn nên khi đến phòng khám phụ khoa của BV thì nhận được cái nhìn soi mói của nhiều người. "Có người còn nặng lời bảo tôi "biến thái", họ cố tình không nghe khi tôi giải thích…" - T. phân trần.

Mạnh dạn tiếp cận dịch vụ y tế

Nghe bạn bè rỉ tai BV Bình Dân có phòng khám dành cho cộng đồng LGBT ân cần, thân thiện và rất chu đáo, N.H.M (23 tuổi, ngụ Bến Tre, một người chuyển giới nữ) vẫn e ngại khi đến khám. Sau khi được khám bệnh, M. vẫn còn ngỡ ngàng: "Chỉ đến khi được bác sĩ (BS) thăm khám, trò chuyện thân tình, tôi mới tin đây là sự thật". M. kể thông tin về BV Bình Dân vừa mở dịch vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng LGBT chỉ khoảng hơn tuần nay nhưng cộng đồng ai cũng biết và vô cùng phấn khởi. "Chúng tôi không phải đi "cửa sau" để lẩn tránh những ánh mắt soi mói... Giờ đây, chúng tôi có thể được chăm sóc những dịch vụ y tế chất lượng, giá vừa phải để bảo đảm sức khỏe" - M. phấn khởi.

ThS-BS Nguyễn Hồ Vĩnh Phước, Khoa Nam học BV Bình Dân, thông tin xuất phát từ việc khám lâm sàng hoặc những khó khăn của người bệnh tìm một nơi khám chữa bệnh tương thích trong cộng đồng LGBT là vô cùng khó khăn nên phòng khám ra đời từ ý tưởng đó. BS Phước nhận định phẫu thuật chuyển giới chưa được pháp luật công nhận, nhiều người để thỏa mãn mong mỏi được sống là chính mình đã phải ra nước ngoài làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, vấn đề hậu phẫu rất quan trọng nhưng hầu hết họ lại không biết đến nơi nào để điều trị, tự mua thuốc uống hoặc tìm đến những cơ sở không tương thích để điều trị, tiền mất tật mang.

Ngoài ra, hầu hết người chuyển giới đều sử dụng nội tiết tố. Tuy nhiên, việc sử dụng nội tiết tố hay bất kỳ chất nào khác để đưa vào cơ thể sẽ tạo ra tác dụng phụ trên toàn thân. Có những loại thuốc chống chỉ định nhưng đôi khi người dùng không ngờ đến khi bản thân có khối u trong người; sức khỏe tiềm ẩn về các cơ quan chuyển hóa; các bệnh lý mạn tính… không được phát hiện sớm mà vẫn sử dụng thuốc thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng xấu. BS Vĩnh Phước khuyến nghị những người thuộc cộng đồng LGBT hãy mạnh dạn tiếp cận với các dịch vụ y tế cũng như những người bình thường khác vì đây là quyền lợi, nhu cầu chính đáng của mỗi con người. Nếu vẫn còn e ngại thì gọi điện thoại đến BV, nhân viên tổng đài sẽ sắp xếp cuộc hẹn theo yêu cầu.

Theo Người Lao động
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.