Phong tỏa tài sản công ty cũ của bà Nguyệt Hường

Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam vừa kê biên tài sản của Cty Cổ phần phát triển Hà Nam (HNC) doanh nghiệp do Cty Cổ phần tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group - do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trước khi bị bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) làm Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc) nắm quyền chi phối.
Khu Công nghiệp Đồng Văn II vẫn còn dang dở.
Khu Công nghiệp Đồng Văn II vẫn còn dang dở.

TAND tỉnh Hà Nam quyết định kê biên, cấm chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản vô hình, hữu hình được xác định là tài sản tranh chấp; phong toả tiền mặt, tiền tại quỹ và tạm dừng việc đóng thầu, đấu thầu trên diện tích đất tranh chấp do HNC thực hiện tại Khu Công nghiệp Đồng Văn II.

Ngay sau đó, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam ban hành quyết định thi hành quyết định của toà. Cụ thể, Cục Thi hành án Hà Nam kê biên tài sản vô hình đang tranh chấp là: Con dấu, các giấy tờ, hợp đồng, hồ sơ liên quan kinh doanh của HNC. Tài sản hữu hình đang tranh chấp bị kê biên gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, tiền đầu tư ra bên ngoài, đất đang tranh chấp còn hiện hữu tại Khu công nghiệp Đồng Văn II. Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động liên quan đến đấu thầu diện tích đang tranh chấp ở Khu Công nghiệp Đồng Văn II.

Sự việc bắt nguồn từ ngày 21/4/2007, khi ông Phạm Văn Ảnh, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần tập đoàn ATA, đồng thời là cổ đông sáng lập của HNC chuyển nhượng 98,03% vốn điều lệ tại HNC cho VID Group. Hợp đồng yêu cầu VID Group tiếp quản các quyền và nghĩa vụ của HNC, bao gồm các hợp đồng và các công việc mà HNC đã và đang thực hiện.

Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng, VID Group chỉ trả hơn 104 tỷ đồng mua cổ phần cho ATA (tương đương 98,03% vốn điều lệ) và không thực hiện các hợp đồng mà HNC đã ký kết trước đây. Thậm chí, theo ông Ảnh, nhiều lô đất do HNC ký kết cho thuê trước đó được chủ sở hữu mới cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê chồng chéo.

Theo quyết định phong toả của toà, sau khi chuyển sang chủ mới, cổ phần của HNC tiếp tục được chuyển nhượng cho các tổ chức và cá nhân khác. Đặc biệt, dù Khu Công nghiệp Đồng Văn II còn dở dang nhưng dưới sự chi phối của VID Group, HNC bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu tại nhiều doanh nghiệp khác. Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất (hơn 530 tỷ đồng) là mua cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Hàng hải Việt Nam - Maritime Bank (nơi ông Trần Anh Tuấn – chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường làm Chủ tịch HĐQT).

Bà Hường là ĐBQH khóa XII, XIII và tiếp tục được bầu và đủ phiếu để trở thành ĐBQH khóa XIV. Tuy nhiên, tháng 7/2016, bà bị phát hiện có quốc tịch và tài khoản tại Malta nhưng không khai báo nên Hội đồng bầu cử Quốc gia không chấp nhận tư cách ĐBQH của bà Hường. Trước khi xảy ra vụ kiện nêu trên, bà Hường là Chủ tịch VID Group. Hiện tại, dù không còn trong danh sách Ban lãnh đạo VID Group nhưng bà Hường vẫn tham gia các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp này.

Theo Tiền Phong
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.