Phong trào #MeToo lan rộng trong giới cầu thủ nữ

(Ngày Nay) - Cùng thời điểm giải vô địch bóng đá nữ thế giới Women’s World Cup khởi tranh trên đất Pháp, đã có hàng loạt các cáo buộc nhắm vào các nam quan chức thuộc nihều liên đoàn bóng đá đã có hành vi quấy rối hoặc thậm chí xâm hại tình dục các cầu thủ nữ.
: Khalida Popal - người dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của các nữ cầu thủ Afghanistan. Ảnh: The New York Times
: Khalida Popal - người dám đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của các nữ cầu thủ Afghanistan. Ảnh: The New York Times

Kể từ đầu năm nay, các huấn luyện viên và các quan chức liên đoàn ở ít nhất 5 quốc gia trên 4  châu lục đã bị các cầu thủ và đồng nghiệp cáo buộc về hành vi lạm dụng tình dục, thậm chí là hiếp dâm các nữ cầu thủ và đồng nghiệp.

Giờ đây, một cuộc điều tra nội bộ đã bắt đầu với một Phó Chủ tịch FIFA, sau cáo buộc người này sa thải một nữ nhân viên đã khước “lời tỏ tình” của mình vào năm 2017. Ông Ahmad Ahmad - Chủ tịch liên đoàn bóng đá Châu Phi và là đồng minh thân cận của Chủ tịch FIFA, Gianni Infantino, đã bác bỏ cáo buộc này cũng như nhiều lời tố cáo từ những người phụ nữ khác.

Một chuyên gia tư vấn quan hệ công chúng từ Mali - Mariam Diakite, nói rằng cô đã bị Ahmad sa thải vì từ chối những yêu cầu của Ahmad. Mặc dù sau đó cô đã lấy lại được công việc nhờ sự can thiệp của các quan chức khác, nhưng Diakite biết được rằng sau khi vụ việc của cô được đưa vào đơn khiếu nại về đạo đức được đệ trình lên FIFA trong năm nay, còn có ít nhất 4 phụ nữ khác cũng rơi vào hoàn cảnh giống mình.

Diakite (34 tuổi), cho biết cô đã có một cuộc tranh cãi với Ahmad tại một cuộc hội thảo mà cô được thuê để tổ chức ở Rabat, Morocco, vào năm 2017. Người đàn ông thông báo rằng cô sẽ bị sa thải do cả hai đang trong một mối quan hệ tình cảm và việc Diakite tiếp tục làm việc trong tổ chức sẽ gây xung đột lợi ích.

“Tôi bị sa thải vì từ chối kết hôn với ông ta. Khi một người là Chủ tịch Liên đoàn và nói với nhân viên của mình: ‘Hãy đến phòng của tôi và tôi sẽ cho cô một công việc’, đó có phải là lạm dụng quyền lực không?”, Diakite chia sẻ trên tờ The New York Times.

Về phần mình, ông Ahmad đã coi những lời buộc tội của Diakite là hành động “bôi nhọ danh tiếng” và câu chuyện này là âm mưu hãm hại của một cựu nhân viên cấp cao thuộc Liên đoàn Bóng đá châu Phi.Diakite nói rằng với tư cách là một phụ nữ Hồi giáo, không dễ gì để một người phụ nữ như mình dám đứng ra tố cáo do các rào cản văn hóa cũng như đặc thù trong một tổ chức thể thao. Ngay cả bây giờ, cô vẫn hơi miễn cưỡng khi sử dụng cụm từ “quấy rối tình dục” khi nhắc tới các hành động của ông Ahmad mà thay vào đó là “lạm dụng quyền lực”.

Các chi tiết về hành vi của ông Ahmad ở Rabat là một phần trong hồ sơ được đệ trình lên ủy ban đạo đức của FIFA bởi ông Amr Fahmy - người từng là quan chức số 2 dưới thời Ahmad tại Liên đoàn Bóng đá châu Phi, cho đến khi rời khỏi tổ chức vào năm nay. Hiện đã có hai người gửi email tố cáo đến Tổng Thư ký FIFA – bà Fatma Samoura, một người bạn của ông Ahmad. Những khiếu nại đã được chuyển đến cơ quan đạo đức của FIFA, hiện tổ chức này chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận chính thức nào về vụ việc.

Ngoài ra, một phụ nữ quốc tịch Anh khác cũng đã gửi đơn tố cáo ông Ahmad có hành vi quấy rối tình dục mình khi cô đang làm phiên dịch tại sự kiện hội nghị ở Rabat. Người này cho biết đã rời khỏi hội nghị và trở về Anh sau khi bị vị quan chức thẳng thừng yêu cầu theo ông ta vào phòng riêng.

Ông Ahmad cũng đã bị buộc tội lạm dụng các quỹ của liên đoàn và ký kết các hợp đồng “mờ ám”, vị quan chức này đã bị các nhà chức trách Pháp tạm giữ để tiến hành điều tra tuy nhiên sau đó đã được tại ngoại vào đầu tháng 6.

Phong trào #MeToo lan rộng trong giới cầu thủ nữ ảnh 1

Thủ môn Hope Solo của đội tuyển Mỹ từng lên tiếng tố cáo cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter có hành vi sàm sỡ mình trong một lễ trao giải. Ảnh: ESPN

FIFA từ lâu đã bị tổn hại danh tiếng do liên tiếp dính phải các bê bối tài chính và đạo đức. đặc biệt là sau vụ bê bối tham nhũng trên diện rộng vào năm 2015 đã dẫn đến việc nhiều quan chức của cơ quan này bị bắt giữ hoặc phải từ chức.

Tuy nhiên, những lời buộc tội trực tiếp liên quan tới các bê bối tình dục vẫn chưa được công chúng nắm bắt rõ rang, một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi từng xảy ra khi cựu thủ môn Hope Solo từng cáo buộc cựu chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã sàm sỡ cô ngay tại một lễ trao giải. Thế nhưng phong trào #MeToo đã truyền cảm hứng cho nhiều cầu thủ nữ dám đứng lên đấu tranh cho bản thân và các đồng đội của mình, trong một môi trường vốn luôn bị chi phối bởi phái mạnh.

Trong một số trường hợp, việc lạm dụng các cầu thủ nữ lại bắt nguồn từ chính các quan chức cấp cao thuộc các liên đoàn bóng đá, những người chắc chắn sẽ không hành động để thay đổi thực trạng mà còn trực tiếp “nhúng chàm”.

Vào tháng 5, các nhà chức trách Gabon đã công bố một cuộc điều tra vụ việc các nữ cầu thủ thuộc đội tuyển U20 quốc gia bị cưỡng hiếp và ngược đãi bởi chính những thành viên thuộc liên đoàn trong một giải đấu gần đây ở Pháp. Các vụ việc tương tự đã được đưa ra ánh sáng trong năm nay ở Afghanistan, Canada, Colombia và Ecuador khiến dư luận thế giới không khỏi bàng hoàng.

Mới đây, FIFA đã ban hành lệnh cấm tham gia các hoạt động bóng đá suốt đời đối với cựu lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Afghanistan Keramuddin Karim do có hành vi lạm dụng tình dục các nữ cầu thủ.

Ông Karim trước đó đã bị đình chỉ hoạt động trong 180 ngày khi FIFA điều tra các tuyên bố lạm dụng tình dục từ năm 2013 đến 2018, tuy nhiên vị quan chức này đã không phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc hình sự nào.

Vào tháng 12 năm ngoái, cựu cầu thủ nữ Afghanistan Khalida Popal cáo buộc đã có nhiều vụ lạm dụng tình dục diễn ra ngay trong trại huấn luyện của đội tuyển tại Jordan vào tháng 1.

Popal buộc phải chạy trốn khỏi Afghanistan và hiện đang sống ở Đan Mạch, cho biết ít nhất 5 nữ cầu thủ đã bị lạm dụng tình dục ngay trong phòng của họ.

“Chủ tịch Karim và các huấn luyện viên đã hãm hiếp và quấy rối tình dục các cầu thủ”, Popal kể lại sự việc. Ngoài ra, cô cho biết nhiều cầu thủ dù bị đánh đập hoặc xâm hại tình dục nhưng không dám lên tiếng bởi lo sợ bị gia đình cấm đoán theo đuổi sự nghiệp và tính mạng bị đe dọa.

Moya Dodd - một nữ quan chức bóng đá người Australia, từng phục vụ trong hội đồng quản trị FIFA, cho biết: “Tôi nghĩ rằng có rất nhiều việc phải làm để bảo đảm an toàn cho các cầu thủ nữ khác. Chúng ta chỉ đơn giản là không biết vấn đề lớn như thế nào trừ khi có chính sách phù hợp và cơ chế báo cáo an toàn để xác minh vấn đề”.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?