Phong vị ẩm thực truyền thống được gìn giữ trong trường học ở Namibia và Zimbabwe

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dự án "Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong giáo dục ở Namibia và Zimbabwe" đang nỗ lực đưa di sản văn hóa vào chương trình giáo dục tiểu học ở hai quốc gia này. Dự án cung cấp cho giáo viên các công cụ và tài liệu cần thiết để xây dựng bài giảng và giáo án về văn hóa địa phương.
Sáng kiến trồng rau xanh tại Trường tiểu học Gaza. Ảnh: UNESCO
Sáng kiến trồng rau xanh tại Trường tiểu học Gaza. Ảnh: UNESCO

Tại Zimbabwe, cộng đồng người Ndau ở miền Đông đất nước từ lâu đã dựa vào nông nghiệp để sinh sống. Tuy nhiên, những năm gần đây, các giống cây trồng truyền thống và kỹ thuật canh tác đang dần bị thay thế bởi các giống cây trồng năng suất cao do ảnh hưởng của thị trường và sự thay đổi trong khẩu vị. Biến đổi khí hậu cũng khiến lượng mưa dự kiến giảm 30% trong thập kỷ tới, khiến cộng đồng địa phương lo ngại và buộc phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Ông Kusasa, giáo viên trường trung học Chikore ở tỉnh Chipinge đã khởi động "Lễ hội nghệ thuật Ndau" nhằm kêu gọi người dân địa phương trân trọng và bảo vệ văn hóa bản địa, đặc biệt khi văn hóa nông nghiệp truyền thống đang dần mai một. Lễ hội không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp trao quyền kinh tế cho các hộ nông dân nhỏ, chủ yếu là phụ nữ. Thông qua lễ hội, người dân được tiếp cận với kiến thức về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và hệ thống nông nghiệp truyền thống. Nhiều người trong số họ được học cách trồng các loại rau bản địa như Mutikiti (hay còn gọi là rau muối) và Muchicha (rau dền châu Phi) từ thế hệ trước.

Nhờ cam kết thúc đẩy văn hóa địa phương ở Chipinge, ông Kusasa được chọn làm người phụ trách nguồn lực cho Trường tiểu học Gaza, một trong 24 trường tham gia dự án ở Namibia và Zimbabwe. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ tích hợp di sản văn hóa vào chương trình giáo dục tiểu học bằng cách cung cấp cho giáo viên các công cụ và tài liệu để xây dựng kế hoạch bài học và giáo án.

Phong vị ẩm thực truyền thống được gìn giữ trong trường học ở Namibia và Zimbabwe ảnh 1
Vườn rau tại nhà ở Zimbabwe. Ảnh: Global Press Journal

Sáng kiến này nhằm mục đích củng cố kiến thức bản địa về ẩm thực và các hoạt động văn hóa khác trong hệ thống trường học, đảm bảo truyền tải di sản quý giá cho thế hệ sau một cách hiệu quả và phù hợp với bối cảnh địa phương.

Ông Kusasa chia sẻ: "Tôi rất vui khi Trường tiểu học Gaza được đại diện quận Chipinge tham gia dự án ‘Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong giáo dục ở Namibia và Zimbabwe’. Văn hóa là di sản của chúng ta, và nếu chúng ta không tìm cách bảo vệ, nó sẽ bị mai một mãi mãi."

Một phần trong hoạt động của dự án là yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch hành động toàn trường, hướng dẫn ban giám hiệu và giáo viên cách lồng ghép di sản văn hóa vào tài liệu và hoạt động giảng dạy. Các trường học tự do lựa chọn các yếu tố di sản văn hóa mà họ muốn đưa vào chương trình giảng dạy ở các môn học khác nhau.

Trường tiểu học Gaza đang lên kế hoạch xây dựng một vườn rau bản địa để cung cấp thực phẩm cho học sinh trong trường. Học sinh sẽ được học về hệ thống nông nghiệp truyền thống và giá trị dinh dưỡng của các loại rau này. Khu vườn này sẽ trở thành nơi giảng dạy các môn học như Khoa học, Địa lý, Toán học, Nghiên cứu di sản, Thực phẩm và dinh dưỡng.

Theo UNESCO
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...