Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc khi mang thai có nên uống sữa đậu nành hay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc đó nhé !
Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không?

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của con người. Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết cũng giống như các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt, trứng…

Trong đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

Trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón. Ngoài ra đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D.

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không? ảnh 1

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của con người

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩm thiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành?

Trong sữa đậu nành có đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.

Ngoài ra, chất béo trong đậu nành chứa nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa vơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp, rất tốt cho bà bầu.

Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu nành không? ảnh 2

Sữa đậu nành rất tốt cho phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)

Có nhiều thắc mắc liên quan đến việc liệu isoflavone có hoạt tính estrogen - một loại hormone giới tính nữ trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi hay không.

Theo nghiên cứu mới vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) cũng không thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng.

Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành

- Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống, vì trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.

- Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Lòng trắng trứng kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

- Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành. Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

- Không nên chỉ uống sữa đậu nành không, vì nếu chỉ uống sữa đậu nành không các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm, các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.

- Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

- Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

- Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Đựng sữa đậu nành trong bình giưc nhiệt vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

- Những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay bị đầy bụng, ợ hơi , dê bị đi ngoài…, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm không nên uống sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người có biểu hiện trên uống sữa đậu nành dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

- Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú, vì không thể đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Quỳnh Mai (T/H)

Chiến thắng 2-0 ngay trên sân đối phương "mở toang" cánh cửa vào chung kết AFF Cup với Đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
AFF Cup 2024: Việt Nam giành lợi thế trước Singapore
(Ngày Nay) - Hai pha lập công liên tiếp ở những phút bù giờ của bộ đôi tiền đạo Tiến Linh và Xuân Son đã giúp Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?