Phụ nữ Nhật Bản muốn xóa bỏ nạn kỳ thị giới trong ngành khoa học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là sinh viên năm ba của một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Nhật Bản, Kato Yuna đặt mục tiêu theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu lên hàng đầu, nhưng cô lo ngại sự nghiệp của mình sẽ thay đổi nếu quyết định kết hôn và có con.
Phụ nữ Nhật Bản muốn xóa bỏ nạn kỳ thị giới trong ngành khoa học

Kato cho biết nhiều người thân đã khuyên cô nên từ bỏ ngành khoa học, với quan niệm rằng phụ nữ trong lĩnh vực kỹ thuật quá bận rộn sẽ khó lấy chồng.

"Bà và mẹ tôi thường nói nếu muốn nuôi con, tôi sẽ phải chọn các công việc trái ngành", Kato nói.

Tâm lý e dè, thậm chí là kuf thị phụ nữ trong ngành kỹ thuật đang là cơn đau đầu đối với chính phủ Nhật Bản. Chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nước này dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 790.000 lao động vào năm 2030, phần lớn là do mất cân bằng giới.

Các chuyên gia cảnh báo điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm về đổi mới, năng suất và khả năng cạnh tranh, từng là những yếu tố giúp Nhật Bản vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Tiến sĩ Yinuo Li, người có bằng tiến sĩ về sinh học phân tử tại Trung Quốc, cho biết: “Thực trạng này rất lãng phí và gây tổn thất cho đất nước".

"Nếu không có sự cân bằng giới tính, công nghệ của bạn sẽ có một điểm mù và thiếu sót đáng kể", bà mẹ ba con đang ở Nhật Bản trong một chương trình trao đổi văn hóa cho biết.

Nhật Bản xếp cuối cùng trong số các quốc gia giàu có với chỉ 16% nữ sinh viên đại học chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất và xây dựng, và cứ 7 người thì chỉ có 1 nhà khoa học nữ. Bất chấp thực tế rằng nữ sinh Nhật Bản đạt điểm cao thứ hai trên thế giới về toán học và thứ ba về khoa học, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Xét về bình đẳng giới nói chung, thứ hạng của Nhật Bản trong năm nay đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, điều này buộc chính phủ phải tìm mọi biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giới.

Kể từ năm 2024, khoảng 10 trường đại học kỹ thuật, bao gồm cả Viện Công nghệ Tokyo nơi Kato theo học, sẽ chú ý đến lời kêu gọi của chính phủ để đưa ra hạn ngạch cho sinh viên nữ.

Đây là một sự đảo ngược lớn đối với một quốc gia vốn có định kiến ngầm nhắm vào phụ nữ theo học các ngành kỹ thuật và y học. Vào năm 2018, một trường y ở Tokyo bị phát hiện hạ thấp điểm kiểm tra đầu vào của các nữ sinh để ưu tiên nhận nam giới. Giới chức trường y này giải thích việc hạ thấp điểm của các nữ sinh là do phụ nữ có nhiều khả năng nghỉ làm sau khi sinh con và sẽ lãng phí việc học của họ.

Phụ nữ Nhật Bản muốn xóa bỏ nạn kỳ thị giới trong ngành khoa học ảnh 1

Kato Yuna tham gia nhóm sản xuất một chiếc máy bay hạng nhẹ chạy bằng sức người tại Viện Công nghệ Tokyo. Ảnh: Reuters

Hợp tác với lĩnh vực tư nhân, Cục Bình đẳng giới của Nhật Bản sẽ tổ chức hơn 100 hội thảo và sự kiện về lĩnh vực kỹ thuật, chủ yếu nhắm vào các nữ sinh trong mùa hè này.

Nhiều trường học và tập đoàn bao gồm Mitsubishi và Toyota đang cấp học bổng cho nữ sinh viên nhằm thu hút nhân tài.

Taniura Minoru, đại diện bộ phận nhân sự của Mitsubishi cho biết: “Sự khan hiếm kỹ sư nữ là hoàn toàn không tự nhiên khi người ta thường nói phụ nữ là một nửa thế giới. Nếu đội ngũ kỹ sư không đồng đều với dân số, chúng tôi sẽ tụt lại phía sau trong việc cung cấp những gì khách hàng đang tìm kiếm".

Theo Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.