Phường có dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Hà Nội tái phát dịch


Ngày 20/5, bà Lê Thị Bích Hoài, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, chính quyền địa phương vừa tiêu hủy đàn lợn 28 con của gia đình ông Bàn Hữu Dũng ở tổ 34, phường Ngọc Thụy đã mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đáng chú ý, Ngọc Thụy là địa bàn từng đã phát hiện dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Hà Nội.

Phường có dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Hà Nội tái phát dịch

Chú thích ảnh
Nhân viên thú y phun thuốc tiêu độc, khử trùng theo quy định tại khu vực tiêu hủy lợn bệnh. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính về dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn 28 con của gia đình ông Bàn Hữu Dũng ở tổ 34, phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội), ngày 19/5, chính quyền địa phương đã đến lập biên bản và cho tiêu hủy số lợn bệnh trên.

Tại tổ 34, đàn lợn 8 con nhà ông Lê Văn Tác cũng có biểu hiện nhiễm bệnh với 1 con chết. Hiện địa phương đã đưa mẫu đi xét nghiệm, tiến hành các biện pháp cách ly và sẵn sàng tiêu hủy nếu phát hiện dịch.

Đáng chú ý, phường Ngọc Thụy chính là nơi phát hiện ổ dịch dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của Hà Nội tại hộ chăn nuôi heo rừng sử dụng thức ăn tận dụng vào ngày 24/2. Sau nhiều nỗ lực phòng chống dịch, ngày 27/3 phường Ngọc Thụy đã công bố hết dịch. Như vậy là chỉ sau chưa đầy 2 tháng, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại tại đây.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ cuối tháng 4/2019 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan với tốc độ nhanh hơn thời điểm mới phát hiện hồi tháng 2/2019.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đến nay, lịch sử ngành chăn nuôi thế giới và Việt Nam chưa từng đối phó dịch bệnh nào nguy hiểm, phức tạp, tốn kém trong phòng chống đến như vậy.

Tính đến nay, cả nước đã có 34 tỉnh, thành phố bị bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng đàn lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh là trên 1,5 triệu con (chiếm khoảng 5% tổng đàn lợn cả nước). Một số địa phương có tổng đàn lợn bị tiêu hủy lớn là: Thái Bình hơn 300.000 con, Hải Dương 188.000 con, Hải Phòng 124.000 con, Hưng Yên 123.000 con, Bắc Ninh 104.000 con…

Tại Hà Nội, đến nay 24/24 quận, huyện, thị xã có chăn nuôi lợn đã phát sinh dịch bệnh. Tổng đàn lợn bị tiêu hủy là trên 147.700 con (chiếm khoảng 7,9% tổng đàn lợn toàn thành phố).

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân chính khiến từ cuối tháng 4/2019 đến nay, dịch tả lợn châu Phi lây lan với tốc độ nhanh hơn là thời tiết khí hậu. Thời điểm này, cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều có mưa phùn và đây là điều kiện thuận lợi để vi rút gây dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh hơn.

Bên cạnh điều kiện thời tiết, vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng có sức đề kháng rất cao, có thể tồn tại lâu bên ngoài môi trường, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, quần áo. Dịch bệnh lây lan nhanh cũng do đường lây truyền phức tạp, nhất là trong điều kiện chăn nuôi, vệ sinh thú y và an toàn sinh học không tốt…

Theo Báo Tin tức
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.