Phương pháp nghìn năm uống nước chữa bách bệnh của người Nhật

(Ngày Nay) - Liệu pháp uống nước từ thời cổ đại duy trì đến nay của người Nhật giúp phòng chống các bệnh đau đầu, hen suyễn, tiểu đường, dạ dày, huyết áp...
    Ảnh: Boldsky.
    Ảnh: Boldsky.

    Theo Boldsky, mục tiêu của liệu pháp này là để cân bằng và điều chỉnh sức khỏe. Đặc biệt, nó giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh như nhức đầu, hen suyễn, viêm phế quản, loạn nhịp tim, lao, thận, đường tiết niệu, viêm dạ dày, nôn mửa, tiểu đường, táo bón, rối loạn tử cung, các bệnh về tai mũi họng, thậm chí cả rối loạn mắt.

    Theo người Nhật, để thực hiện phương pháp này cần uống một lượng nước khi dạ dày trống rỗng và thực hiện đúng quy tắc ăn uống như sau: 

    - Ngay sau khi thức dậy, uống 640 ml nước. 

    - Tiếp theo, không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 45 phút. 

    - Sau đó, ăn sáng như bình thường. 

    - Ăn sáng xong, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.

    - Tiếp đến là ăn trưa và không ăn gì trong 2 giờ sau bữa trưa.

    - Quy tắc tương tự cũng áp dụng cho bữa tối.

    Phương pháp uống nước chữa bệnh này phải được thực hiện đều đặn và tuân thủ nghiêm các quy tắc ăn uống mới mang lại hiệu quả. Cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ tương đương với thời gian áp dụng như sau: Người mắc bệnh viêm dạ dày, táo bón nên áp dụng trong 10 ngày liên tục. Để kiểm soát bệnh tiểu đường cần thực hiện trong 30 ngày, giảm huyết áp trong 40 ngày và bệnh lao trong 3 tháng.

    Phương pháp chữa bệnh cổ đại của Nhật Bản đã tồn tại từ lâu đời. Người Nhật giải thích rằng uống nước khi bụng đói, ruột kết của bạn sẽ được làm sạch và nhờ đó giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Một lợi ích khác, uống nước vào buổi sáng cũng làm hài hòa hệ bạch huyết và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

    Ngoài ra, nước giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giữ ẩm màng nhầy, duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng, loại bỏ chất thải và thậm chí là chất bôi trơn cho xương khớp. Ngay cả bộ não cũng cần nước để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone. Cơ thể cần nước để cung cấp oxy cho tất cả các vùng trên cơ thể. Mỗi tế bào của cơ thể cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Trên thực tế, ngay cả hệ thống tiêu hóa cũng cần nước để biến thức ăn thành chất hữu ích để nuôi sống cơ thể.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được liệu pháp này. Những người có tình trạng sức khỏe không tốt hoặc gặp vấn đề về thận, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử. Ngoài ra, những người đang dùng thuốc chữa bệnh hằng ngày, người có thói quen thường xuyên đi tiểu cũng nên tránh phương pháp này.

    Theo Vnexpress
    WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
    WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
    (Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
    Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
    Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
    (Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
    Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
    Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
    (Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
    Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
    Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
    (Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
    Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
    Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
    (Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
    Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
    Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
    (Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.