Quận Bắc Từ Liêm: Dân khốn khổ vì sông Cầu Đá ô nhiễm

Nhiều năm nay, sông Cầu Đá thuộc phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân sống xung quanh khu vực này.
Đoạn sông Cầu Đá chạy qua ngõ 579 Phạm Văn Đồng gây ô nhiễm
Đoạn sông Cầu Đá chạy qua ngõ 579 Phạm Văn Đồng gây ô nhiễm

Năm 2010, thành phố Hà Nội có quyết định cống hóa sông Cầu Đá và làm đường, nhưng sau 8 năm, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thiện và đang trở thành “sông chết” gây ô nhiễm, làm mất mỹ quan đô thị. 

Theo quan sát của phóng viên, đoạn sông tại ngõ 579 Phạm Văn Đồng và ngõ 323 Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tình trạng ô nhiễm diễn ra nặng nề nhất. Hai bên ven sông, cây cối um tùm, là nơi trú ngụ của ruồi muỗi và nhiều loại vi sinh vật khác. Chiều rộng của sông khá hẹp, chỉ còn khoảng 5-10m, tương đương với một số kênh thoát nước hiện nay. Dưới lòng sông nước có màu đen kịt, rác thải nổi lềnh phềnh, bốc mùi khó chịu. “Tình trạng này đã kéo dài gần 20 năm, mở cửa là thấy mùi hôi thối, nạo vét không ăn thua”, anh Hoàng Tiến Mạnh (ở số 325 Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh) bức xúc.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thắng, bảo vệ tổ dân phố Hoàng 13, phường Cổ Nhuế 1 phản ánh, đến chiều tối, nhất là ngày nắng nóng, mùi thối càng nồng nặc và đặc quánh. Phải sinh sống lâu dài trong không gian như vậy, người dân rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm của đoạn sông. Tìm cách ”sống chung” với thực trạng này, nhiều người dân tự mình căng bạt, dán băng dính vào các ô cửa sổ nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu về dài đều không ăn thua.

Cũng theo người dân khu vực, khoảng vài tháng, có một đội công nhân thuộc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đến nạo vét, khai thông đoạn sông, tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vẫn không được giải quyết triệt để. Chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân vệ sinh hiện đang nạo vét trên đoạn sông Cầu Đá tại ngõ 579 Phạm Văn Đồng chia sẻ: “Nạo vét chỉ là giải pháp tình thế, nên thực hiện cống hóa, vừa giải quyết được sông “chết” vừa tạo ra được đường đi, mở rộng giao thông”.

Theo bà Nguyễn Thị Vinh, tổ trưởng tổ dân phố 13, phường Cổ Nhuế 1, đoạn sông Cầu Đá có từ thời Pháp thuộc, nhưng hồi đó sông rất sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây, do các chất phế thải đều đổ dồn ra đoạn sông nên ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Bà Vinh cũng cho biết: “Trong các cuộc họp tổ dân phố, mọi người cũng kiến nghị về đoạn sông rất nhiều, có phản ánh tới UBND phường và mong phường cùng cơ quan chức năng sớm có phương án giải quyết triệt để nhưng chưa thấy có tiến triển gì”.

Trước thực trạng trên, người dân tiếp tục đề nghị UBND phường Cổ Nhuế 1 và phường Xuân Đỉnh kết hợp với các bên liên quan nhanh chóng giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên đoạn sông này, không để ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Theo An Ninh Thủ Đô

Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.