Quán bar ở Hà Nam cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo để nhảy múa “thác loạn”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hình ảnh một người đàn ông mặc trang phục giống Nhà sư đang nhảy nhót cùng nhiều nữ vũ công ăn mặc "thiếu vải" trong tiếng nhạc chát chúa… đã khiến người dân và các Phật tử vô cùng phẫn nộ. Được biết, sự việc xảy ra tại một quán bar có tên là H2 Club (nằm trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Sự việc người đàn ông mặc trang phục Phật giáo nhảy nhót cùng những vũ nữ ăn mặc khêu gợi xảy ra vào tối ngày 6/4/2024 tại quán bar có tên H2 Club (khu đô thị Đồng Văn Xanh, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). (Ảnh cắt từ clip).
Sự việc người đàn ông mặc trang phục Phật giáo nhảy nhót cùng những vũ nữ ăn mặc khêu gợi xảy ra vào tối ngày 6/4/2024 tại quán bar có tên H2 Club (khu đô thị Đồng Văn Xanh, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). (Ảnh cắt từ clip).

Dùng trang phục Phật giáo để quảng cáo quán bar

Mới đây, tại Fanpage có tên “H2 Club” trên mạng xã hội Facebook đã phát đi đoạn video clip quảng cáo; trong đó ghi lại cảnh một người đàn ông đầu đội mũ Ngũ Trí Phật (một loại mũ của Phật Giáo), trên người mặc áo cà sa (loại áo dài mặc ngoài của giới Tăng Lữ Phật Giáo), trên cổ đeo chuỗi tràng hạt (một vật dụng sử dụng khi tụng kinh Phật), trên tay cầm gậy tích trượng (một trong 18 pháp khí của nhà tu hành Phật Giáo) đang say sưa nhảy nhót, “thác loạn” cùng nhiều nữ vũ công mặc trang phục hở hang liên tục uốn éo những động tác nhảy “dung tục” trong tiếng nhạc sôi động.

Đáng chú ý, người đàn ông mặc trang phục Phật Giáo này nhảy múa tán loạn, liên tục cười cợt và mô phỏng hành động thường thấy của các Nhà sư bằng cách cầm chuỗi tràng hạt và chắp tay trước ngực rồi cúi người lạy về phía trước. Sau những màn “làm lố” nói trên, người này cũng ra giữa sân khấu liên tục vừa nhảy múa vừa lần tràng hạt để kích động các “dân chơi” có mặt trong quán cùng nhau đứng lên nhún nhảy.

Được biết, sự việc xảy ra vào tối ngày 6/4/2024 tại quán bar có tên H2 Club (khu đô thị Đồng Văn Xanh, phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Vào thời điểm này, quán H2 Club tổ chức chương trình biểu diễn âm nhạc của DJ Triệu Muzik cùng một số tiết mục nhảy nhót có yếu tố khiêu dâm của các vũ công ăn mặc hở hang, thiếu vải để phục vụ khách hàng.

Quán bar ở Hà Nam cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo để nhảy múa “thác loạn” ảnh 1

Người đàn ông này đầu đội mũ Ngũ Trí Phật, trên người mặc áo cà sa, cổ đeo chuỗi tràng hạt, tay cầm gậy Tích Trượng để đóng giả Nhà sư rồi liên tục nhảy múa, cười cợt. Người này thậm chí còn mô phỏng hành động thường thấy của các Nhà sư bằng cách cầm chuỗi tràng hạt hoặc chắp tay trước ngực rồi cúi người lạy về phía trước. (Ảnh cắt từ clip)

Và tiết mục phản cảm sử dụng nam vũ công mặc trang phục Phật Giáo nhảy nhót cùng nhiều vũ nữ ăn mặc ‘mát mẻ’ nói trên nằm trong chuỗi các hoạt động được quán này tổ chức để “hút khách”.

Việc một quán bar sử dụng hình ảnh thường thấy của các Nhà sư như đội mũ Ngũ Trí Phật, khoác áo cà sa, đeo chuỗi tràng hạt, tay cầm gậy tích trượng liên tục chắp tay trước ngực lạy người để làm “trò tiêu khiển” nhằm phục vụ những việc “ăn chơi nhảy múa”, nhậu nhẹt, say xỉn và thác loạn của những con người “lấy đêm làm ngày” đã khiến cho dư luận, đặc biệt là những Phật tử vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Hành vi xúc phạm Phật giáo?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc làm nói trên của những người điều hành quán H2 Club là không thể chấp nhận được. Việc làm này đã xúc phạm nghiêm trọng đến Phật Giáo, làm “hoen ố” hình ảnh các Tăng Lữ Phật Giáo đáng kính; lợi dụng hình ảnh, sự uy nghiêm và thanh danh của Phật Giáo để “chơi trội” nhằm phục vụ cho những mục đích tầm thường, để thu hút khách hàng nhằm trục lợi.

Với “suy nghĩ con buôn”, chạy theo lợi nhuận, đặt lợi nhuận lên trên hết, hành động sử dụng hình ảnh Nhà sư mặc áo cà sa, cầm gậy tích trượng, đeo chuỗi tràng hạt chắp tay lạy người – một hình tượng đại diện cho trí tuệ và sự từ bi, vô ngã của Phật Giáo để làm ý tưởng cho tiết mục nhảy nhót khiêu dâm, dung tục và phản cảm nhằm “hút khách” của quán H2 Club liệu có phù hợp, nhất là tại một đất nước, nơi mà Đạo Phật vốn là một Tôn giáo lớn có tới phân nửa dân số tôn sùng như ở Việt Nam?

Không như pháp phục của những Tôn giáo khác, chiếc áo cà sa của của Phật Giáo không thuần túy chỉ là chiếc áo che mình mà đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu trưng. Chiếc áo cà sa là một vật rất thiêng liêng không chỉ đối với các Tăng Lữ Phật Giáo mà còn là biểu tượng của Đạo pháp, của sự tu hành.

Áo cà sa không đơn giản thể hiện rằng người đang mặc nó là người đang theo Đạo Phật, mà chiếc áo còn mang hàm ý vô cùng rộng lớn và tượng trưng cho những gì trân quý và cao cả nhất. Chiếc áo cà sa của người xuất gia tượng trưng cho những gì nghèo nàn, thô sơ, giản dị và khiêm nhường nhất.

Quán bar ở Hà Nam cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo để nhảy múa “thác loạn” ảnh 2
Việc làm này của quán H2 Club được cho rằng đã xúc phạm nghiêm trọng đến Phật Giáo, làm "hoen ố" hình ảnh các Tăng Lữ Phật Giáo đáng kính nói riêng và thanh danh của Phật Giáo nói chung nhằm "chơi trội" để thu hút khách hàng hòng trục lợi. (Ảnh cắt từ clip)

Chiếc áo cà sa còn là biểu tượng của phạm hạnh, của đức độ, là ánh đạo vàng, biểu trưng cho sự giác ngộ toàn năng nên được tứ chúng Phật tử rất tôn xưng và kính ngưỡng tuyệt đối. Đối với hàng Phật tử xuất gia, việc được khoác trên mình chiếc áo cà sa để hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sinh là một hạnh duyên thù thắng mang lại nhiều hạnh phúc, an lành và thành tựu.

Bên cạnh áo cà sa và mũ Trí Ngũ Phật, chuỗi tràng hạt cũng là vật dụng rất quan trọng trong Phật Giáo. Chuỗi tràng hạt thường dùng để niệm Phật, là vật tùy thân của các hành giả, giúp họ chú tâm vào trì niệm kinh Phật, đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.

Trong Kinh điển Phật Giáo, nguồn gốc của tràng hạt và việc lần chuỗi hạt khi niệm Phật căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với vua Ba Lưu Ly theo Kinh Mộc Hoạn Tử. Các Tăng Lữ và Tu sĩ Phật Giáo thường mang chuỗi tràng hạt theo bên người như một bảo bối, một pháp khí hỗ trợ họ trên con đường tu học Phật Pháp. Cũng như chuông và mõ, chuỗi tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật Giáo.

Tương tự như vậy, gậy Tích Trượng là một trong 18 pháp khí của nhà tu hành Phật giáo. Theo giáo lý nhà Phật, chư Phật và đệ tử khi đi khất thực, thuyết pháp thường mang theo cây tích trượng. Với ý nghĩa là để dẹp trừ những chướng ngại vô minh làm trở ngại bước chân của các Ngài.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, H2 Club là quán bar chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 1/2024 đến nay, dù tự nhận là “vũ trường H2” với sân khấu, quầy DJ, quầy bar, hệ thống đèn led nháy nhiều màu sắc, màn hình lớn và hệ thống loa công suất rất lớn; tuy nhiên trên thực tế, cơ sở này có đảm bảo đầy đủ các điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh loại hình vũ trường hay không thì hiện tại chưa có thông tin chính thức từ cơ quan chức năng.

Tại cơ sở này, chi phí cho mỗi bàn có giá dao động từ 1 – 5 triệu đồng/bàn; khung giờ hoạt động của quán là từ 21h ngày hôm trước đến 3h sáng ngày hôm sau; bất chấp các quy định của pháp luật về giờ đóng cửa. Những hoạt động của quán đã gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, H2 Club được các “dân chơi” truyền tai nhau rằng đây là địa điểm “ăn chơi tới bến” – nơi có thể thoải mái “phê pha” thâu đêm với đủ các loại rượu mạnh, bia, chất kích thích, shisha, bóng cười… mà không lo bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Ngoài các loại rượu mạnh, loại “đặc sản” thường xuyên được H2 Club sử dụng để thu hút khách chính là những màn nhảy nhót vô cùng phản cảm, dung tục với những động tác uốn éo gợi dục của các vũ công cả nam lẫn nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải tại khu vực sân khấu ở giữa quán.

Chỉ cần đứng ở bên ngoài H2 Club cũng đã có thể cảm nhận được sự rung lắc, tiếng nhạc đập ầm ầm bên trong quán bar này. H2 Club thường mở cửa phục vụ nhu cầu vui chơi của khách hàng đến tận đêm khuya; không hề kiểm soát nguy cơ khách hàng có thể mang những loại chất kích thích, thậm chí là ma tuý vào bên trong quán để sử dụng.

Ngày Nay sẽ tiếp tục cập nhật thông tin!

Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.