Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Quần đảo Solovetsky bao gồm 6 hòn đảo với diện tích khoảng 300 km2. Cảnh quan văn hóa và lịch sử của quần đảo Solovetsky là cụm từ chỉ các công trình cũng như các dấu vết quan trọng về sự sống của con người có từ 3000 năm TCN.
Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky

Theo các nhà lịch sử, khảo cổ, con người bắt đầu sự sống trên đảo từ thế kỷ thứ 3 SCN. Thời kỳ đó, những cư dân này sống trong các hang đá bên bờ biển. Dần dần, họ đi sâu hơn vào trung tâm đảo săn bắn, hái lượm và dựng nhà...

Vào khoảng thế kỷ 15, trên đảo Solovetsky bắt đầu có sự xuất hiện của các tu sĩ. Hệ thống các nhà thờ và tu viện trên đảo được xây dựng vào khoảng thể kỷ 15 và 16. Có thể nói các tu viện và nhà thờ trên đảo chính là sự minh chứng rõ nét cho đức tin tôn giáo trong môi trường khắc nghiệt của cộng đồng tôn giáo thời trung cổ.

Tu viện Solovetsky

Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky ảnh 1

Trong số cảnh quan văn hóa trên đảo, tu viện Solovetsky là công trình đầu tiên phải nhắc đến. Công trình này nằm trên vịnh Onega được xây dựng vào thế kỷ 15. Chính thống giáo trên đảo bắt nguồn từ đầu thế kỷ 12-13 và thực sự phát triển vào thế kỷ 15,16. Trải qua hàng thế kỷ, tu viện này đã làm giàu cho nền văn hóa Nga bởi kiến trúc đặc sắc, tượng thánh và tác phẩm văn học vĩ đại tại đây.

Tu viện Solovetsky được xây dựng và thành lập bởi ba vị tu sĩ đến từ Kirillo – Belozersk và Valaam vào năm 1430. Tu viện này tiếp tục được mở rộng trong những thế kỷ sau đó không chỉ trên quần đảo chính và còn vào cả phần đất liền. Năm 1478, dưới sự bảo trợ của Chính quyền Novgorod một loạt các công trình được xây dựng trên đảo như đường xá, hồ nước ngọt, trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất gốm xứ....

Pháo đài

Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky ảnh 2

Trong cuộc chiến năm 1571, khi các tàu Thụy Điển xuất hiện gần Solovki, Ivan Đại đế (Ivan Bạo chúa) đã đưa ra quyết định xây dựng một pháo đài bằng gỗ. Và vào năm 1582, thay vì bằng gỗ, việc xây dựng một pháo đài bằng đá bắt đầu và hoàn thành vào năm 1594. Pháo đài đá hoàn thành đã biến Solovetsky trở thành trung tâm kinh tế, tôn giáo, quân sự và văn hóa của cả khu vực.

Mê cung đá

Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky ảnh 3

Các hòn đảo đã được người dân biết đến từ thế kỷ thứ 3 TCN, những ngôi đền, mê cung, đã được dựng lên ở đây. Mê cung Solovetsky là những hình ảnh xoắn ốc gồm những viên đá nhỏ.

Quần thể văn hóa và lịch sử trên quần đảo Solovetsky ảnh 4

Kích thước của mê cung rất đa dạng - từ 1 đến 25 mét, chiều cao không quá 50 cm. Hầu hết các mê cung bằng đá nằm trên đảo Big Zayatsky. Tầm quan trọng và bí ẩn của những mê cung này chưa được giải mã, nhưng giá trị lịch sử và văn hóa của chúng là không thể phủ nhận.

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Cảnh quan văn hóa và lịch sử của đảo Solovetsky là Di sản văn hóa thế giới năm 1992.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.