1 Quốc gia nào có diện tích rộng hơn cả châu Âu gộp lại?
icon
Canada
icon
Nga
icon
Trung Quốc
Giải thích Theo World Atlas, với hơn 17 triệu km2, Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới. Diện tích của Nga xấp xỉ bằng cả châu Âu và châu Đại Dương gộp lại.
2 Phần lớn lãnh thổ của quốc gia này thuộc châu lục nào?
icon
Châu Á
icon
Châu Âu
icon
Trải đều hai châu lục
Giải thích Mặc dù, phần lớn dân cư của Nga sinh sống ở phần lãnh thổ châu Âu nhưng 77% diện tích của đất nước Nga lại nằm ở châu Á.
3 Biên giới của Nga không giáp với quốc gia nào sau đây?
icon
Azerbaijan
icon
Mông Cổ
icon
Thụy Điển
Giải thích Nga là nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering).
4 Hiện nay, ở Nga có bao nhiêu múi giờ?
icon
9 múi giờ
icon
10 múi giờ
icon
11 múi giờ
Giải thích Hiện nay, ở Nga có 9 múi giờ, từ UTC+3 tới UTC+12. Trước đây, Nga có 11 múi giờ. Tuy nhiên, đến tháng 9/2009, Tổng thống Medvedev nêu ý kiến cần giảm số múi giờ xuống còn 9. Từ ngày 28/3/2010, Nga chính thức chỉ còn 9 múi giờ.
5 Nga có trữ lượng rừng lớn thứ mấy trên thế giới?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Giải thích Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% diện tích rừng toàn cầu. Ngoài ra, quốc gia này còn có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới nên được coi là siêu cường năng lượng.
6 Ở Nga có hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới là...?
icon
Hồ Baikal
icon
Hồ Michigan
icon
Hồ Victoria
Giải thích Theo Brut Nature, hồ Baikal nằm ở phía nam vùng Siberia thuộc Nga chứa tới 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng trên Trái Đất. Hồ được bao quanh bởi nhiều dãy núi. Mặt hồ thường đóng băng khoảng 5-6 tháng mỗi năm. Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Ước tính, nếu chặn đứng tất cả nguồn cung nước từ 336 con sông đổ vào phải mất 400 năm hồ mới cạn hoàn toàn. Baikal còn là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tới 1.642 m và lâu đời nhất thế giới khi được cho là đã hình thành từ 25 triệu năm trước. Bên cạnh đó, hồ Baikal cũng là một trong những hồ nước sạch nhất trên Trái Đất. Nước hồ trong đến mức có thể quan sát tới độ sâu 40 m bằng mắt thường. Hồ là môi trường sống của rất nhiều loài động, thực vật, trong đó có loài đặc hữu mà bạn không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác, như cá sáp dầu hồ Baikal (Comephorus) hay hải cẩu Siberia. Năm 1996, hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
7 Có bao nhiêu ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Nga?
icon
Hơn 20 ngôn ngữ
icon
Hơn 30 ngôn ngữ
icon
Hơn 40 ngôn ngữ
Giải thích Ở Nga có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cùng với tiếng Nga, còn có 35 ngôn ngữ khác cũng được coi là ngôn ngữ chính thức ở các khu vực khác nhau của quốc gia này. Hiện nay, tại Nga có khoảng hơn 100 ngôn ngữ thiểu số.
8 Đâu là tôn giáo chính thống của Nga?
icon
Cơ đốc giáo chính thống
icon
Do thái giáo
icon
Hồi giáo
Giải thích Theo số liệu thăm dò dư luận do VSIOM công bố tháng 3/2010, Cơ đốc giáo Chính thống là tôn giáo chính thống ở Nga, chiếm khoảng 75% dân số, Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số, còn lại là các tôn giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành…
9 Tính đến hết năm 2017, Nga đã có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận?
icon
17 di sản
icon
27 di sản
icon
37 di sản
Giải thích Tính đến hết năm 2017, Liên bang Nga đã có 27 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 16 di sản văn hóa và 11 di sản tự nhiên. 4 di sản thế giới đầu tiên tại Nga được công nhận vào năm 1990 là Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg, di tích lịch sử Kizhi Pogost, Điện Moskva Kremli và Quảng trường Đỏ. Nga có 4 di sản chung với các quốc gia khác là Vòng cung trắc đạc Struve (chung với 9 quốc gia khác là Belarus, Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Moldova, Na Uy, Thụy Điển, Ucraina); Mũi đất Kursh (chung với Lithuania); Phong cảnh Dauria và Hồ Uvs (là hai di sản chung với Mông Cổ). Địa điểm mới nhất được công nhận là Phong cảnh Dauria được công nhận vào năm 2017.
10 Nước Nga có biệt danh là gì?
icon
Xứ sở bạch dương
icon
Xứ sở cầu vồng
icon
Xứ sở hòa bình
Giải thích Theo World Atlas, bạch dương là loài cây biểu tượng quốc gia (quốc thụ) của Nga và không có gì khó hiểu khi đất nước này được nhiều người biết đến với biệt danh xứ sở bạch dương. Bạch dương là cây thân gỗ, mọc cao và thẳng, vỏ có màu trắng. Cây thường nở hoa vào mùa xuân, quả chín vào tháng 10. Cây bạch dương biểu tượng cho thiên nhiên và vẻ đẹp của nước Nga. Theo My Moscow, nó là hiện thân của mùa xuân thơ mộng, ánh sáng và sự tinh khiết. Nhắc đến cây bạch dương, người ta cũng nghĩ ngay tới những cô gái xinh đẹp và trang nhã. Cây bạch dương được trồng trên khắp nước Nga, gắn bó với đời sống sinh hoạt và có vị trí đặc biệt trong văn hóa của quốc gia này. Trong thơ ca, nhạc, họa, hình ảnh bạch dương được sử dụng rất nhiều.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư bảo đảm đồng bộ với các tuyến cao tốc, đặc biệt với các tuyến cao tốc sắp đưa vào khai thác.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?