Quốc hội biểu quyết về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội.
Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Nghị quyết quan trọng.
Quốc hội biểu quyết thông qua 3 Nghị quyết quan trọng.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; sau đó Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Liên quan đến chính sách phát triển nhà ở xã hội, tại phiên thảo luận sáng 21/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, nhà ở xã hội là vấn đề được dư luận xã hội, nhân dân đặc biệt quan tâm. Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội.

Chủ tịch Quốc hội cho biết hiện đã có Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, cả nước mới chỉ có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, số lượng căn hoàn thành mới chỉ đạt 15,6% mục tiêu đến năm 2025. Chính phủ cũng đã dành gói 120 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, nhưng tiến độ giải ngân rất chậm.

"Chậm ở đây trước hết là chúng ta chưa chỉ đạo quyết liệt lĩnh vực nhà ở xã hội. Thứ hai là thủ tục hành chính, muốn làm được một dự án nhà ở xã hội thì phải mất 2 năm mới xong thủ tục. Chính vì thế, lần này, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết để đơn giản hóa các thủ tục, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Theo Tờ trình của Chính phủ, thời gian thực hiện cơ chế này dự kiến tối đa là 75 ngày, tức là cắt giảm khoảng 200 ngày, giảm khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý có 3 chính sách mới trong dự thảo Nghị quyết so với kết luận của cơ quan có thẩm quyền, gồm: xác định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội; điều kiện nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội; hoàn trả tiền sử dụng đất, kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc khấu trừ nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư nhà ở xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.