Quý I/2022: Nợ xấu của MB Bank tăng mạnh dù chưa tiếp nhận ngân hàng yếu kém

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank) trong quý I/2022 chạm mốc 4.130 tỷ đồng - tăng tới 862 tỷ (tương đương 26,4%). Tại thời điểm ngày 31/3/2022, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tương ứng tăng từ 0,9% lên 0,99%.
Quý I/2022: Nợ xấu của MB Bank tăng mạnh dù chưa tiếp nhận ngân hàng yếu kém

Nợ xấu của MB Bank tăng "chóng mặt"

Mới đây, trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank – mã chứng khoán: MBB) Lưu Trung Thái cho biết, MBBank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc 1 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Và dù chưa nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, nhưng tình hình nợ xấu của MB Bank trong quý I/2022 đã tăng mạnh. khiến cổ đông vô cùng lo lắng. Cụ thể, trong những tháng đầu năm, nợ xấu của MB Bank là 4.130 tỷ đồng - tăng thêm 862 tỷ (tương đương mức tăng 26,4 %). Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tại ngày 31/3/2022 tương ứng tăng từ 0,9% lên 0,99%.

Tổng tài sản của MB Bank tại thời điểm ngày 31/3/2022 đạt 649.039 tỷ đồng - tăng 6,9% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% - lên mức 415.549 tỷ đồng. Những lĩnh vực được MB Bank chú trọng giải ngân mạnh gồm có: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy,... và bất động sản.

Tiền gửi của khách hàng tại MB Bank cũng tăng 1,4% - lên mức 390.173 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trong khi đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại ngân hàng này lại giảm xuống còn 161.673 tỷ đồng – tương đương 5,7%.

Trong quý I/2022, MB Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.909 tỷ đồng - tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu nhập hoạt động quý I/2022 của ngân hàng này đạt hơn 11.600 tỷ đồng - tăng 26,5% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng 28% lên mức 3.598 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro ở mức 2.125 tỷ - tăng 17,5%.

Thu nhập lãi thuần của MB Bank trong những tháng đầu năm đạt 8.385 tỷ đồng - tăng tới 41% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do thu nhập lãi cho vay và thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ tăng mạnh. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng lên mức 1.117 tỷ đồng – tương đương mức tăng 4,8%; trong đó kinh doanh dịch vụ bảo hiểm chính là hoạt động đóng góp lớn nhất vào thu hoạt động dịch vụ của MB Bank hiện nay.

Đáng chú ý, trong khi các hoạt động kinh doanh khác của MB Bank rất kém khả quan, chỉ lãi vỏn vẹn 538 tỷ (giảm tới 56% so với cùng kỳ) thì lãi từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này tăng đến 98%, lên 467 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đạt 1.124 tỷ - tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp quản ngân hàng yếu kém là nhiệm vụ chính trị?

Được biết, tháng 2/2022, Thủ tướng Chính Phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt, trong đó yêu cầu triển khai ngay việc xử lý, tái cơ cấu đối với hai ngân hàng thương mại yếu kém đã được các cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; đồng thời tiếp tục xây dựng phương án xử lý, tái cơ cấu đối với hai ngân hàng yếu kém còn lại.

Quý I/2022: Nợ xấu của MB Bank tăng mạnh dù chưa tiếp nhận ngân hàng yếu kém ảnh 1

Ông Lưu Trung Thái - Tổng giám đốc MB Bank trả lời chất vấn của cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, hiện nay có 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank) và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank). Trong số này, DongABank, CBBank và OceanBank chính là 3 ngân hàng mua bắt buộc.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Tổng giám đốc MB Bank Lưu Trung Thái khi được cổ đông chất vấn về việc nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém đã nhấn mạnh rằng MB Bank là một ngân hàng lớn, hoạt động hiệu quả, vì vậy nguyên nhân của việc nhận chuyển giao này có một phần là nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận cũng mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, giúp MB Bank có không gian tăng trưởng tốt hơn.

Theo ông Thái, MB Bank sẽ không phải bỏ một đồng vốn nào để mua ngân hàng yếu kém này mà được chuyển giao bắt buộc từ Ngân hàng Nhà nước. Việc bắt buộc phải chuyển giao về Nhà nước với giá 0 đồng và thuộc sở hữu Nhà nước sẽ “cứu” ngân hàng yếu kém không bị đổ vỡ.

Dù danh tính ngân hàng yếu kém mà MB Bank sắp tiếp nhận hiện vẫn chưa thể công bố; nhưng được biết, ngân hàng sẽ có quy mô tài sản thấp hơn 10% so với tổng tài sản của MB Bank và lỗ lũy kế không vượt quá 20.000 tỷ đồng. Và để thực hiện việc tái cơ cấu, ngân hàng yếu kém chuyển giao bắt buộc sẽ được vay khoản tín dụng ưu đãi có lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu.

Dự kiến, sau khi tiếp quản, MB Bank sẽ giải quyết được lỗ lũy kế của ngân hàng yếu kém trong thời gian từ 7-9 năm. Phương án tái cơ cấu dự kiến là: ngân hàng yếu kém có thể sẽ sáp nhập với MB Bank; hoặc MB Bank có thể bán ngân hàng này sau một thời gian tái cơ cấu, bởi đây được coi như một khoản đầu tư.

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.