Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Theo quy định, trong quá trình học sinh sử dụng, sách giáo khoa mới vẫn được chỉnh sửa. Quy trình tương tự khi biên soạn sách.
Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Trao đổi với Zing, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết việc chỉnh sửa sách giáo khoa mới được quy định tại Điều 9 Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, ban hành 22/12/2017 của Bộ GD&ĐT.

Theo đó, trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa. Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa, trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. 

Bộ trưởng GD&ĐT quyết định trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa.

Như vậy, sau khi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt và nhóm tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều thống nhất tiếp thu ý kiến về "sạn" trong sách, cuốn sách này sẽ được chỉnh sửa theo quy trình trên.

Ở trường hợp này, nhóm tác giả tiến hành chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn, bài đọc từng bị phản ánh có nội dung không phù hợp như Cua, cò và đàn cá; Hai con ngựa; Lừa, thỏ và cọp. Họ cũng soạn những từ thông dụng hơn để thay thế cho các từ "nhá", "nom", "quà… quà", "chén"...

Nhóm tác giả sẽ gửi bản chỉnh sửa đến NXB ĐH Sư phạm TP.HCM - đơn vị xuất bản cuốn sách. Tiếp đó, NXB tổ chức biên tập. Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt tiến hành thẩm định theo quy định.

Hội đồng này gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu 7 người.

Sau đó, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM phối hợp nhóm tác giả sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều hoàn thiện phần chỉnh sửa dựa trên góp ý của hội đồng thẩm định. Cuối cùng, Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt phần chỉnh sửa, cho phép sử dụng.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu NXB và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo bộ trưởng xem xét, phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11.

Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 ảnh 1

Hai con ngựa cùng một số bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều sẽ được thay thế bằng ngữ liệu khác.

Trước đó, sau một tháng được giảng dạy trong trường học, sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều nhận đánh giá tiêu cực. Một số phụ huynh cũng như dư luận đánh giá cuốn sách có nhiều chi tiết chưa phù hợp học sinh lớp 1.

Cụ thể, nhiều từ trong sách như "chén", "tợp", "gà nhí", "gà nhép", "chả" bị chỉ trích không thông dụng, làm khó cả người lớn.

Một số bài đọc bị cho là có nội dung thiếu tính giáo dục, thậm chí dạy trẻ lười biếng, gian lận, khôn lỏi như Hai con ngựa; Cua, cò và đàn cá; Lừa, thỏ và cọp; Quạ và chó.

Sau khi báo chí phản ánh, Bộ GD&ĐT gửi công văn đề nghị Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, báo cáo về nội dung cuốn sách này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT, cũng như nhóm biên soạn, tiếp thu góp ý liên quan sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều.

Trong khi đó, GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, cho biết hội đồng từng khuyên nhóm tác giả nên thay những ngữ liệu trên bằng các ngữ liệu phù hợp hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả bảo lưu quan điểm.

Theo Zing
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).