Robot đầu tiên thám hiểm mặt trăng sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
Robot nặng 25 kg dự kiến hạ cánh xuống mặt trăng Phobos, nơi lực hấp dẫn chỉ bằng 2/1.000 Trái Đất, trong khoảng 6 năm tới.
Robot MMX di chuyển trên bề mặt mặt trăng Phobos. - Ảnh: DLR.
Robot MMX di chuyển trên bề mặt mặt trăng Phobos. - Ảnh: DLR.

Các chuyên gia bắt đầu thử nghiệm hạ cánh cho một robot thám hiểm dự kiến phóng lên không gian năm 2024 và bay tới sao Hỏa cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027, Space hôm 21/11 đưa tin. Robot này nằm trong nhiệm vụ Khám phá Mặt Trăng sao Hỏa (MMX) của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Đây là robot đầu tiên khám phá mặt trăng của một hành tinh khác.

Robot MMX do nhóm chuyên gia Đức - Pháp phát triển. Nó dự kiến hoạt động trên bề mặt Phobos, mặt trăng có đường kính 22 km của sao Hỏa. Mặt trăng thứ hai của sao Hỏa là Deimos, đường kính chỉ khoảng 13 km.

Để hạ cánh, robot MMX 4 bánh sẽ rơi tự do từ độ cao khoảng 40-100 m. Nhóm nghiên cứu bắt đầu mô phỏng cú rơi này tại Cơ sở Thử nghiệm Di chuyển và Hạ cánh thuộc Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) ở Bremen.

Robot đầu tiên thám hiểm mặt trăng sao Hỏa ảnh 1

Tàu vũ trụ MMX bay quanh mặt trăng Phobos của sao Hỏa. - Ảnh: JAXA/NASA.

"Trong điều kiện phòng thí nghiệm, từ nhiều góc khác nhau, chúng tôi thả nguyên mẫu robot MMX từ độ cao 5 cm xuống một bề mặt không bằng phẳng và ổn định", Michael Lange, quản lý thử nghiệm tại Viện Hệ thống Thích ứng và Cấu trúc Tổng hợp thuộc DLR, cho biết.

"Lực hấp dẫn trên bề mặt Phobos chỉ bằng khoảng 2/1.000 Trái Đất nên với thử nghiệm này, chúng tôi có thể mô phỏng mức ảnh hưởng của cú rơi đến cấu trúc robot", Lange nói. Cú rơi có thể tác động đến robot MMX gần như theo bất cứ hướng nào và có thể xảy ra va chạm với những tảng đá nhô lên.

"Không thể nắm chắc vị trí chính xác mà robot đáp xuống trên bề mặt Phobos. Chúng tôi đang sử dụng những phân tích này để chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra", Michael Wrasmann, chuyên gia tại Viện Hệ thống Không gian thuộc DLR, giải thích.

Nhóm chuyên gia cũng sử dụng mô hình máy tính để chuẩn bị cho chuyến hạ cánh của robot MMX. Quá trình này và các bài thử nghiệm rơi sẽ giúp họ đưa ra thiết kế cuối cùng. Robot dự kiến nặng 25 kg, dài dưới 0,6 m.

Nhiệm vụ MMX nhắm đến tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa của Phobos và Deimos. Đây vẫn là bí ẩn đối với giới khoa học. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hai mặt trăng này là tiểu hành tinh mắc kẹt, số khác đoán chúng là mảnh vỡ sao Hỏa bị văng ra ngoài do những vụ va chạm mạnh.

Nhiệm vụ MMX cũng bao gồm một tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo sao Hỏa. Con tàu sẽ lấy mẫu vật từ Phobos và mang về Trái Đất. Trong khi đó, robot thám hiểm sẽ thu thập dữ liệu trên bề mặt Phobos khoảng 100 ngày rồi ở lại đây.

Theo Vnexpress
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.