Robot- trợ thủ đắc lực để chia sẻ công việc trong cuộc chiến chống Covid-19

Robot được ví như một loại vũ khí quan trọng, trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đầy khó khăn hiện nay.
Robot được ví như một loại vũ khí quan trọng, trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đầy khó khăn hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)
Robot được ví như một loại vũ khí quan trọng, trợ thủ đắc lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đầy khó khăn hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)

Với sự trợ giúp của robot, đội ngũ nhân viên y tế có thể chia sẻ những công việc nhiều nguy hiểm như: khử trùng bệnh viện bằng tia cực tím để loại bỏ virus lây nhiễm; chuyển thuốc men, đồ ăn cho những bệnh nhân, đối tượng trong khu vực cách ly y tế; quản lý và thực hiện các xét nghiệm y tế có nguy cơ lây nhiễm cao; thực hiện các công việc thường nhật tại vùng dịch.

Về cơ học, sử dụng robot có những ưu thế rõ rệt so với con người. Trong khi con người có thể bị nhiễm bệnh và có thể lây sang người khác, thậm chí là tử vong và cần được nghỉ ngơi thì robot có thể liên tục làm việc mà không lo bị nhiễm bệnh, kiệt sức mà chỉ cần nạp điện.

Về yếu tố an toàn, robot cũng có những ưu thế nhất định. Khi bắt đầu làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, các nhân viên y tế phải đeo các thiết bị bảo vệ cá nhân cồng kềnh, nặng nề, sau khi kết thúc công việc lại phải đưa các thiết bị này vào quá trình khử nhiễm vào cuối ca làm mất thời gian, chi phí. Trong khi đó, robot có thể miễn dịch với mầm bệnh sinh học và được khử trùng hiệu quả bằng các hóa chất khắc nghiệt mà không thể thực hiện đối với con người.

Robot càng trở lên cần thiết và hữu ích trong bối cảnh đội ngũ y tế của thế giới đang phải trực tiếp chịu tổn thất nặng nề của đại dịch Covid-19.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến ngày 8/4 đã hơn 22.000 nhân viên y tế tại 52 quốc gia và khu vực đã bị nhiễm và hàng chục nghìn y bác sĩ khác phải cách ly bởi dịch Covid-19. Trong số này có rất nhiều y, bác sĩ đã thiệt mạng.

Italia là nước có số nhân viên y tế tử vong cao nhất khi có 99 trường hợp; Trung Quốc có 13 người trường hợp; Anh có 11 trường hợp; Philippines có 9 trường hợp và Ai Cập có 3 trường hợp… Thậm chí con số này sẽ còn tăng thêm do đây là đối tượng phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân ở nơi làm việc, trong khi tại một số quốc gia có dịch bệnh, lực lượng này vẫn chưa được bảo đảm đầy đủ những điều kiện tốt nhất trong cuộc chiến chống Covid-19.

Có thể nói, trong thời điểm con người vẫn chưa tìm ra được những biện pháp trị liệu, vaccine đặc chủng có thể đánh bại dịch Covid-19, việc duy trì được lực lượng chiến đấu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Một trong những biện pháp hiệu quả đó là các nhà khoa học có thể sử dụng robot để san sẻ công việc của đội ngũ y tế nhằm duy trì khả năng chiến đấu lâu dài của lực lượng tiên phong này.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nói trong một bài phát biểu liên quan đến tình trạng nhân viên y tế trên thế giới bị nhiễm Covid-19 quá nhiều rằng, khi các nhân viên y tế gặp rủi ro thì cũng đồng nghĩa các bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

Theo VOV
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.