Rút quân khỏi Syria: Trump sẽ phá hủy chính sách Trung Đông của Mỹ?

Bà Victoria Nuland cho rằng quyết định rút quân khỏi Syria sẽ làm mất đi lợi ích quốc gia của Mỹ, theo định nghĩa của chính ông Trump.

Với quyết định rút toàn bộ lực lượng của Mỹ khỏi Syria, Tổng thống Trump đã trao một món quà lớn mừng Giáng sinh và năm mới cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Điện Kremlin và Iran, bà Victoria Nuland, Giám đốc điều hành của Trung tâm An ninh Mỹ mới, cựu trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề châu Âu và Á-Âu trong một bài viết đăng tải trên tờ Washington Post nhận định.

Rút quân khỏi Syria: Trump sẽ phá hủy chính sách Trung Đông của Mỹ? ảnh 1

Giám đốc điều hành của Trung tâm An ninh Mỹ mới Victoria Nuland cho rằng quyết định rút quân khỏi Syria sẽ làm mất đi lợi ích quốc gia của Mỹ. Ảnh: AP

Theo bà Nuland, quyết định của Tổng thống Trump cũng đảo ngược lợi ích quân sự của Mỹ ở Syria và dập tắt mọi đòn bẩy của Ngoại trưởng Mike Pompeo và đặc phái viên của Mỹ tại Syria James Jeffrey, nhằm loại bỏ IS và ngăn chặn Iran mở rộng ảnh hưởng ở quốc gia Trung Đông này. Quan trọng nhất, Trump có thể rơi vào cái bẫy giống như Tổng thống Barack Obama đã làm khi rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Iraq năm 2011.

Quyết định của Trump gần như sẽ tạo ra sự “phân mảnh” an ninh, tiếp thêm sức mạnh cho IS, thúc đẩy Iran gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và tất cả sẽ dẫn đến kết quả là Mỹ buộc phải quay trở lại Syria với những chi phí quân sự lớn hơn, trong điều kiện bất lợi hơn.

IS sẽ trở lại

Trên tất cả, quyết định mà theo bà Nuland là có phần “bốc đồng” nói trên sẽ làm mất đi lợi ích quốc gia của Mỹ, theo định nghĩa của chính ông Trump. Đầu tiên, IS vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Chỉ 6 tháng trước, Lầu Năm Góc ước tính có 20.000 – 30.000 tay súng của tổ chức này vẫn hoạt động ở Syria và Iraq. IS có thể không còn kiểm soát những vùng đất rộng lớn bên trong lãnh thổ Syria nhưng các tay súng phiến quân vẫn đang ẩn náu ở khu vực đồi núi khó kiểm soát thuộc phía Đông Syria và các ngõ ngách ở Idlib.

Ngay khi Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ thực hiện ba động thái. Thứ nhất, IS sẽ lớn tiếng tuyên bố giành chiến thắng trước những “kẻ ngoại đạo”, thúc đẩy một cuộc tuyển quân lớn rầm rộ trên khắp Trung Đông và Nam Á. Thứ hai, IS sẽ đổ quân vào miền Đông Syria. Và cuối cùng, IS sẽ bước ra từ bóng tối để chiếm lại các vùng đất ở miền Đông Syria từ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn – lực lượng mà theo đánh giá không thể kiểm soát được Raqqa hay bất kỳ vùng đất nào khác ở Syria nếu không có sự trợ giúp của Mỹ.

Nguồn video: CBS.

Cơ hội cho Iran

Iran cũng sẽ ngay lập tức thiết lập ảnh hưởng ở khu vực mà Mỹ đang từ bỏ. Tehran có thể yêu cầu lực lượng Hezbollah ở phía Tây và phía Nam Syria hướng về phía Đông. Chỉ 3 tháng trước, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã cam kết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Syria cho đến khi mọi chiến binh cuối cùng của Iran rời khỏi lãnh thổ nước này.

Với một dòng tweet hôm 19/12, Tổng thống Donald Trump đã gửi lời mời đến Iran để lực lượng của Tehran tăng cường sự hiện diện quân sự, chính trị và kinh tế đối với phần quan trọng này ở Trung Đông. Trong quá trình này, Iran cũng sẽ giành quyền kiểm soát các mỏ dầu lớn ở Deir al-Zour vốn đang được SDF kiểm soát, cho phép Tehran có thể tự trang trải kinh phí cho hoạt động của họ trong khu vực.

Nga được hưởng lợi

Nga có lý do để ăn mừng khi giờ đây Mỹ không có quân đội ở Syria và vì thế sẽ chẳng có nhiều lợi thế trên bàn đàm phán tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria. Theo bà Nuland, Điện Kremlin sẽ tiếp tục ủng hộ Tổng thống Bashar Al-Assad, củng cố thêm quyền kiểm soát các khu vực còn lại trên lãnh thổ Syria, ít nhất cho đến năm 2021 trước khi Syria bầu cử tìm ra một nhà lãnh đạo mới.

Nga giờ đây càng “rộng cửa” hơn để có thể tăng cường ảnh hưởng ở Syria và thay vì tự làm điều đó, Moscow sẽ tăng hỗ trợ ngầm cho các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn vốn được biết đến trên thực tế là lực lượng cảnh sát địa phương ở miền Tây Syria.

Tất nhiên, cả IS và SDF cũng sẽ chiến đấu vì những vùng lãnh thổ còn lại chưa nằm trong tay quân đội Syria, điều này có thể tạo ra một chu kỳ đẫm máu mới và Iran sẽ tuồn thêm vũ khí vào Syria. Kết quả là Israel sẽ buộc phải lưu tâm và đưa ra phản ứng. Sau đó, Nga có thể đóng vai trò hòa giải và là cường quốc duy nhất có thể kiến tạo các thỏa thuận chiến lược với Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác có liên quan. Cuối cùng, Nga có thể đạt được mục đích theo đuổi bấy lâu nay là khôi phục vị thế ở Trung Đông thời hậu Xô viết.

Cú đánh vào ngành Ngoại giao Mỹ

Đoạn tweet của Tổng thống Trump chả khác nào một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực ngoại giao trước đó của Mỹ đối với vấn đề Syria. Đặc phái viên Jeffrey đã có một số thành công thầm lặng trong những tháng gần đây, bao gồm cả việc góp phần thiết lập khu vực giảm căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib hồi tháng 9.

Ông Jeffrey đã sẵn sàng đảm nhận công việc làm trung gian kiến tạo một con đường chính trị mới cho Syria khi tiên liệu khả năng Nga thất bại trong việc đàm phán một bản Hiến pháp mới cho Syria trước ngày 31/12/2018. Nếu Mỹ rút đi, thậm chí là những lực lượng được nước này hậu thuẫn sẽ không tham gia vào các nỗ lực ngoại giao do Washington lãnh đạo. Các lực lượng này sẽ quá bận rộn để có thể tự bảo vệ mình khỏi đòn đánh từ IS và lực lượng của Iran.

Trong hàng nghìn dòng tweet trước đó, ông Trump đã chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama khi quyết định rút quân khỏi Iraq năm 2011 để rồi sau đó phải đưa lực lượng trở lại vào năm 2014. Mỹ hiện có khoảng 5.200 quân được triển khai ở Iraq và phải chi 13,6 triệu USD cho các hoạt động quân sự ở đây mỗi ngày. Bà Nuland cho rằng, nếu theo cách tính toán đó, Tổng thống Trump nên coi 2.000 binh sĩ hiện có ở Syria là “một món hời”, một sự đảm bảo cho chính sách và là đòn bẩy quan trọng chống lại những hậu quả tồi tệ hơn cho Syria, cho chính nước Mỹ và cho cán cân quyền lực trên toàn cầu.

Theo VOV
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.