Saigon Sports City “bất động”: Chưa có giấy phép hay chủ đầu tư âm vốn?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 2 năm khởi công, siêu dự án Saigon Sports City gần như “bất động”. Nguyên nhân là do dự án chưa có giấy phép xây dựng hay do chủ đầu tư âm vốn?
Saigon Sports City “bất động”: Chưa có giấy phép hay chủ đầu tư âm vốn?

Saigon Sports City được đánh giá là một trong những siêu dự án vì nằm ở vị trí đắc địa tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Dự án án ngữ tại vị trí đắc địa ngay nút giao thoa trọng điểm là đường dẫn vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây với Mai Chí Thọ.

Vị trí dự án sở hữu nhiều tiềm năng khi liền kề các trục đường trọng điểm với kết nối vùng nhanh chóng như: Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai Chí Thọ, đường Võ Chí Công – nơi nhiều dự án trọng điểm tọa lạc, từ đó cư dân chỉ mất 5-10 phút di chuyển đến trung tâm quận 1.

Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Keppel Land (Singapore) và Chiap Hua (Hồng Kông). Tổng mức đầu tư dự kiến 500 triệu USD. Dự án với 4.300 căn hộ cao cấp khởi công từ năm 2019 và dự kiên hoàn thiện trong năm 2027. Dự án chưa được chào bán chính thức nhưng mức giá đã xuất hiện trên thị trường: khoảng 80 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sau gần 2 năm khởi công, dự án vẫn gần như bất động hoàn toàn. Tất cả những gì chủ đầu tư làm được tại dự án chỉ là xây dựng khu nhà mẫu, trồng cây bao quanh khu nhà mẫu và xây dựng cây cầu kết nối phân khu phía Bắc và phân khu phía Nam của dự án.

Theo thiết kế, mật độ xây dựng tổng thể dự án thấp với quy mô 10 tòa tháp chiều cao tối đa 30 tầng. Nhưng hiện tại, chưa toà nhà nào được khởi công. Các hạng mục chính vẫn chỉ là bãi đất trống.

Khi phóng viên liên hệ với một vài môi giới, những người đăng quảng cáo giới thiệu dự án và mức giá dự kiến, tất cả đều thừa nhận chủ đầu tư chưa chính thức mở bán. Nguyên nhân được tiết lộ là dự án chưa hoàn thiện về pháp lý. Cụ thể, dự án vẫn đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng.

Còn theo tài liệu của phóng viên, một đơn vị trong hệ sinh thái của chủ đầu tư Keppel Land đang trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2019, Công ty TNHH Keppel Land, Công ty bất động sản thuộc Tập đoàn Keppel, một trong những Tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Singapore với các ngành kinh doanh chính là dầu khí và hàng hải, cơ sở hạ tầng và bất động sản ghi nhận vốn góp chủ sở hữu chỉ là gần 14,5 tỷ đồng. Kết quả là công ty Keppel Land âm vốn hơn 145 tỷ đồng. Còn trong giai đoạn 2016-2018, Keppel Land đã âm 183 tỷ đồng, 177 tỷ đồng và 145 tỷ đồng.

Vì thường xuyên thua lỗ và âm vốn nên Keppel Land rơi vào tình cảnh nợ vượt trội so với tài sản. Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của công ty chỉ là 190 tỷ đồng nhưng nợ lại lên tới 336 tỷ đồng. Đáng nói, toàn bộ 336 tỷ đồng đều là nợ ngắn hạn. Điều đó có nghĩa trong khi dòng tiền yếu, Keppel Land gặp phải áp lực trả nợ rất lớn.

Theo báo Công Luận, xét về doanh thu, Keppel Land cũng gây bất ngờ vì dù đã bán nhiều dự án khủng nhưng trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Keppel Land chỉ đạt 135 tỷ đồng, 155 tỷ đồng, 200 tỷ đồng và 279 tỷ đồng.

Các công ty khác mang thương hiệu Keppel không bết bát như Keppel Land nhưng ngoại trừ Keppel Land WATCO II, các công ty còn lại có lợi nhuận khá khiêm tốn.

Cụ thể, Công ty TNHH Keppel Land đã chi hàng ngàn tỷ đồng để sở hữu tỷ lệ lớn tại Keppel Land WATCO I đến V, các công ty liên doanh phát triển dự án Saigon Centre. Chỉ riêng thương vụ mua lại 16% vốn đã khiến Keppel Land phải chi ra gần 850 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2016-2019, Keppel Land WATCO I chỉ lãi từ 47,6 tỷ đồng tới 74 tỷ đồng dù vốn chủ sở hữu của công ty lên đến 359 tỷ đồng và 701 tỷ đồng tổng tài sản.

Trong năm 2019, Keppel Land WATCO III lãi 20 tỷ đồng dù vốn lên tới 230 tỷ đồng. Keppel Land WATCO IV lãi 12,7 tỷ đồng dù vốn 696 tỷ đồng. Keppel Land WATCO V lãi 19,5 tỷ đồng trong khi vốn 907 tỷ đồng

Keppel Land WATCO II là đơn vị duy nhất đạt lợi nhuận sao. Năm 2019, công ty lãi 437 tỷ đồng. Con số này rất cao so với vốn hơn 1.000 tỷ đồng.

Chưa dừng lại ở đó, trong năm 2017, 2018 và 2019, Keppel Land WATCO V vẫn đạt lợi nhuận từ 3,5 tỷ đồng đến gần 20 tỷ đồng dù doanh thu chỉ là 0 đồng.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.