Sáng tỏ bí ẩn những chiếc hố không đáy và mối quan hệ với Tam giác Bermuda

Những chiếc hố sâu không đáy vẫn luôn là bí ẩn trong suốt nhiều thế kỷ qua. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng chỉ đến khi mối quan hệ của những chiếc hố đó được đặt song hành cùng sự tồn tại của khu Tam giác Bermuda thì mọi việc mới dần dần được sáng tỏ.
Sáng tỏ bí ẩn những chiếc hố không đáy và mối quan hệ với Tam giác Bermuda

Rải khắp thế giới

Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những chiếc hố bí ẩn trong các cánh rừng rậm rạp của nước Nga được phát hiện rất nhiều. Theo đó, những chiếc hố kỳ lạ được tìm thấy tại ba khu vực chính, đó là tỉnh Ryazan và tỉnh Kaluga ở phía Tây, và vùng Krasnoyarsk ở miền Trung nước Nga. Một số dường như đã tồn tại cả trăm nghìn năm, nhưng cũng có những hố đột nhiên xuất hiện chỉ sau một đêm. Đó là những chiếc hố sâu hun hút và thẳng đứng. Chiếc hố nổi tiếng nhất được lan truyền trên mạng xuất hiện trong một khu rừng rậm rạp, nơi con người không thể tiếp cận bằng ô tô hay xe tải, và cũng không thể mang theo bất kỳ thiết bị nào để có thể đào sâu xuống lòng đất. Người ta cũng không tìm được dấu hiệu nào cho thấy đất đá được đào lên khỏi mặt đất. Một chiếc hố bí ẩn khác xuất hiện ở Kaluga được phát hiện bởi một mục đồng tên là Pyotr Malinkin. Trong khi chăn thả đàn bò trên đồng cỏ, một người đàn ông đã phát hiện một chiếc hố lớn trên mặt đất có đường kính dài 6 m. Ông ta vô cùng kinh ngạc bởi điều này chưa từng xảy ra trước đó. Đàn bò dường như cảm nhận được điều gì đó nguy hiểm. Chúng tỏ ra sợ hãi, không dám lại gần hố và cũng không dám gặm cỏ xung quanh đó. Khi các nhà nghiên cứu đến xem xét tại hiện trường, họ được người dân địa phương kể lại rằng chiếc hố chỉ mới xuất hiện sau một đêm. Người ta không thể tìm thấy dấu vết của các thiết bị đào bới ở gần đó, và cũng không thấy đất đá được đào ra từ lòng hố. Chiếc hố không hoàn toàn tròn mà có hình oval. Theo lời kể của người dân địa phương, vài thập kỷ trước đó cũng xuất hiện một chiếc hố lớn cách khu vực khoảng 2 km. Trước kia, dân làng vẫn thường thả các bao tải ngũ cốc vào lòng hố để cúng tế. Dưới thời Liên bang Xô viết, họ còn ném cả cành cây và đá vào bên trong, nhưng không thể làm đầy hố. Tuy nhiên, đến khi các nhà nghiên cứu tới kiểm tra, họ không thể tìm lại được chiếc hố này, bởi cây cối và bụi rậm đã bao phủ mặt đất.

Nguyên nhân của sự việc này vẫn còn là một điều bí ẩn. Có người giải thích rằng Kaluga nằm trên khu vực đá vôi. Nước ngầm ăn mòn có thể tạo thành các hang động đá vôi trong lòng đất – rất có thể nhà thờ đã bị hút vào một trong các hang động như thế. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể giải thích cho sự xuất hiện của các hố kỳ lạ, và tại sao thành hố lại hoàn toàn nhẵn nhụi và trơn tru đến vậy. Có nhiều giả thuyết khác nhau giải thích cho hiện tượng hố kỳ bí nói trên: Có người cho rằng đó là tạo hóa của tự nhiên, có người lại quả quyết nói rằng chúng được đào lên từ bên dưới lòng đất bởi một nhóm người bí ẩn nào đó, thậm chí có người còn liên tưởng đến người ngoài hành tinh đã lấy đi các mẫu đất của chúng ta.

Không chỉ ở Nga mà tại Mỹ sự biến mất đột ngột của chiếc hố không đáy nằm sâu trong những quả đồi ở phía đông bang Washington tại Mỹ giờ vẫn là một bí mật trong suốt nhiều thập kỷ qua. Chiếc hố không đáy đó từng nằm trong địa phận TP Ellensburg, bang Washington, Mỹ. Nhiều người dân địa phương tin rằng chiếc hố chứa đựng năng lực siêu nhiên. Red Elk, một thầy thuốc gốc thổ dân da đỏ, kể rằng cha của ông từng dẫn ông tới xem chiếc hố từ năm 1961. Từ năm 1961 tới nay Elk đã trở lại hố nhiều lần. Những hiện tượng lạ liên tục xảy ra mỗi khi ông tới gần nó. Chiếc hố trở thành đề tài nóng hổi của dư luận vào năm 1997, khi một đài phát thanh làm một chương trình về nó. “Tôi đem theo một số con chó và tất cả chúng đều không bao giờ tới gần hố”, Mel Waters, người dẫn chương trình của đài phát thanh về chiếc hố, nhớ lại. Waters nói một bức tường đá có chiều cao chừng 90cm vây quanh hố. Ông cảm thấy dường như nó không có đáy. Vì thế ông sử dụng một chiêu của ngư dân: Buộc móc vào đầu một sợi dây có độ dài vài trăm mét và thả dây xuống hố. Sau đó Waters thả một phao xuống theo dây. Nếu hố có nước thì phao sẽ dừng lại. Song khi Waters kéo dây lên thì chiếc phao không ướt, nghĩa là nó không tiếp xúc với nước. Waters tin rằng nếu hố có đáy thì đáy của nó nằm ở độ sâu ít nhất vài km so với mặt đất. Điều kỳ lạ là cho đến nay không còn ai có thể thấy chiếc hố không đáy này.

Sáng tỏ bí ẩn những chiếc hố không đáy và mối quan hệ với Tam giác Bermuda - anh 1

Một trong những miệng hố khổng lồ ở Siberia.

Chỉ một điểm chung

Việc những chiếc hố sâu lạ xuất hiện tại Nga và Mỹ thực sự gây ra nhiều tranh cãi lớn trong giới khoa học. Đặc biệt là vào đầu năm 2014, khi những chiếc hố bí ẩn lại bắt đầu xuất hiện ở Siberia đã gây ra vô số giả thuyết về nguồn gốc của chúng. Để rồi khi, các nhà khoa học ghép nối những đầu mối liên quan và cho rằng nguyên nhân xuất hiện những chiếc hố bí ẩn có tên gọi "hố địa ngục" này là do sự bùng nổ của khí dưới lòng đất. Cùng với giả thuyết đó, đây cũng có thể là nguyên nhân sự mất tích của các tàu và máy bay trong khu vực gây tranh cãi được gọi là Tam giác Bermuda. Theo báo cáo khoa học của Viện hàn lâm Nga thì ba miệng hố khổng lồ đã được phát hiện ở các bán đảo Yamal và Taymyr trong 2 năm không phải là trò lừa bịp và cũng không phải là dấu hiệu của sự viếng thăm trái đất của người ngoài hành tinh hay thậm chí là hậu quả của những vụ thử vũ khí của 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân xuất hiện của những chiếc hố bí ẩn này là do một vụ nổ khí đốt dưới lòng đất đã tạo nên. Một dự án nghiên cứu đã được đưa ra, các nhà khoa học đã phải tiến hành kiểm tra miệng hố và tìm thấy bằng chứng của khí hydrat, dấu tích chứng tỏ cho một vụ nổ khí đốt rất lớn.

Sáng tỏ bí ẩn những chiếc hố không đáy và mối quan hệ với Tam giác Bermuda - anh 2

Hố không đáy tại thành phố Ellensburg Mỹ. Ảnh: TL

Cùng với đó các chuyên gia cũng cho rằng, đây cũng là những lý giải cho sự biến mất của các tàu thuyền và máy bay trong khu vực được gọi là Tam giác Bermuda, theo các chuyên gia. Khu vực này trải dài từ vùng lãnh thổ ở nước ngoài của Anh ở Bắc Đại Tây Dương tới bờ biển Florida, Puerto Rico. Và một đặc điểm nữa là những chiếc hố sâu này phần nhiều nằm trên những miệng núi lửa đang hoạt động hoặc đã ngừng hoạt động từ lâu. Chiếc hố mới nhất được tìm thấy là một trong những miệng núi lửa Yamal. Đó là trong huyện Taz của khu vực gần làng Antipayuta và có đường kính khoảng 15m. Theo người dân địa phương, các lỗ được hình thành vào ngày 27-9-2013. Nhà khoa học Nga Igor Yeltsov, cho biết: "Tam giác Bermuda là một hệ quả từ một vụ nổ “bom khí tự nhiên” rất lớn. Theo đó, vùng lòng đất dưới các hố địa ngục vốn có chứa những quả “bom” khổng lồ với thành phần chính là khí metan. Khi thời tiết trên mặt đất nóng dần lên, cộng thêm sự vận động của các mảng địa chất đứt gãy, quả “bom” này sẽ phát nổ và giải phóng lượng khí metan rất lớn ra ngoài môi trường tạo nên những hố "địa ngục". Được biết những miệng núi lửa khổng lồ đầu tiên, kích thước khoảng 80m và được tìm thấy ở phía bắc Siberia. Nó được cho là đã được tạo ra bởi nhiệt độ tăng cao và một vụ nổ khí đốt trong khu vực. Rồi tiếp sau đó những miệng núi lửa còn lại tiếp tục xuất hiện ở bán đảo Taymyr và đã vô tình phát hiện bởi những người chăn nuôi bò và tuần lộc.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chi tiết ở miệng núi lửa, bao gồm cả việc lấy mẫu ở độ sâu 300m. “Chúng tôi đã kiểm tra nguồn gốc từ và bức xạ, và thấy không có bất thường ở đó”, giáo sư Oleg Kushnarenko cho biết thêm. Mặc dù đã tìm được nguyên nhân phần nào của việc hình thành những chiếc hố không đáy thế nhưng các nhà khoa học Nga cũng không dám chắc giả thuyết đó có thể “áp dụng” cho những chiếc hố từng xuất hiện tại Mỹ rồi lại âm thầm biến mất. Thậm chí, những trường hợp tương tự cũng xuất hiện tại Nga, nhưng dẫu sao những bằng chứng khoa học ban đầu cũng khiến cuộc tranh luận về việc hình thành, tồn tại và biến mất của những chiếc hố sâu trên thế giới đi theo hướng khoa học nhiều hơn là những lời đồn thổi về sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên nào đó từ bên ngoài Trái đất.

Xem thêm:

- Sự tương đối của thực tại

- Sự bất lực của khoa học

- Người ngoài hành tinh ở đâu?

Theo PLXH
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.