SEVEN.am cắt mác Trung Quốc: Có dấu hiệu bảo kê?

(Ngày Nay) - Dù thương hiệu SEVEN.am đã bị Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt 170 triệu đồng nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn: Liệu mức phạt này có đủ sức răn đe và đằng sau những xử lý “mềm mại” của Quản lý thị trường có phải là sự che chắn?
SEVEN.am cắt mác Trung Quốc: Có dấu hiệu bảo kê?

Đầu tháng 11/2019, các tín đồ thương hiệu SEVEN.am không khỏi hoang mang khi báo chí đưa tin về một số sản phẩm của thương hiệu này có dấu hiệu cắt mác hàng Trung Quốc, rồi dán nhãn SEVEN.am. Tuy thừa nhận việc cắt mác, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, chủ chuỗi thương hiệu SEVEN.am phân trần rằng, nhân viên của ông phải “cắt mác vì khách hàng phản ánh ngứa ngáy, khó chịu”.

Trước đó, ngày 11/11, Đội Quản lý thị trường số 14 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh quần áo SEVEN.am tại Hà Nội. Sau đó, toàn bộ hệ thống SEVEN.am ở Hà Nội đóng cửa. Đồng thời, Tổng cục Quản lý thị trường cũng ra quyết định xử phạt thương hiệu SEVEN.am của ông Nguyễn Vũ Hải Anh 170 triệu đồng vì kinh doanh hàng hóa có nhãn bị sửa chữa. Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng bằng lòng với quyết định xử phạt “nhẹ nhàng” này cũng như cho rằng đang có sự bảo kê cho doanh nghiệp này.

PV Ngày Nay mang thắc mắc này trao đổi với đại diện Tổng cục Quản lý thị trường. Vị đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho hay, đối với những vi phạm về nhãn mác mà lực lượng QLTT ghi nhận được tại thời điểm kiểm tra chuỗi thời trang Thương hiệu Seven.am. Tổng số tiền phạt mà chuỗi thời trang thương hiệu SEVEN.am phải nộp vào ngân sách nhà nước là 170 triệu đồng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, Tổng cục QLTT vẫn đang tiếp tục giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của Công ty cổ phần MHA, Công ty TNHH thời trang quốc tế Bảo Anh và các đơn vị có liên quan để làm rõ theo phản ánh của báo chí.

Đại diện Tổng cục QLTT cũng cho biết, tại bản tường trình, của ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết không còn liên quan đến Thương hiệu Seven.am cũng như Công ty cổ phần MHA.

Cụ thể hơn, trong bản tường trình, ông Hải Anh nêu rõ: “Là người sáng lập Thương hiệu SEVEN.am, tôi rất quan tâm đến Thương hiệu và Công ty MHA. Khi xảy ra sự việc báo chí đưa tin nghi vấn “SEVEN.am cắt mác”, tôi rất nóng lòng và đã tự liên hệ với bên cung ứng hàng hoá để hỏi rõ sự việc và được bên đó trả lời lại do một số khách hàng than phiền bị ngứa cổ, để chiều lòng khách hàng, đã cắt mác sản phẩm với số lượng không nhiều, cho dù không đúng quy định. Khi rất nhiều phóng viên báo chí liên tục gọi điện hỏi tôi vì nghĩ tôi vẫn là Giám đốc của Thương hiệu SEVEN.am, trong lúc bối rối, tôi đã trả lời báo chí theo nội dung bên cung ứng chia sẻ với tôi.

Tuy nhiên, sau khi trả lời báo chí, tôi mới ý thức được lại rằng tôi không còn là đại diện phát ngôn chính thức của Thương hiệu SEVEN.am và công ty CP MHA nữa, cụ thể vì: Thứ tháng 3/2019, tôi đã không còn là cổ đông của Công ty và không còn chịu trách nhiệm trước pháp luật từ một năm trước đó”.

SEVEN.am cắt mác Trung Quốc: Có dấu hiệu bảo kê? ảnh 1

Bản tường trình của ông Nguyễn Vũ Hải Anh.

Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cũng khẳng định, mọi phát ngôn của ông này liên quan đến sự việc cho báo chí là phát ngôn cá nhân, “không mang tính chất đại diện cho Thương hiệu SEVEN.am và Công ty CP MHA”.

Việc ông Hải Anh không còn là đại diện thương hiệu cũng như đại diện theo pháp luật của SEVEN.am cũng được ông Đặng Quốc Anh, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần MHA xác nhận tại buổi làm việc với Cục QLTT Hà Nội.

SEVEN.am cắt mác Trung Quốc: Có dấu hiệu bảo kê? ảnh 2

Công văn ông Đặng Quốc Anh gửi Cục QLTT Hà Nội.

Ông Quốc Anh cho biết thêm, “sau khi báo chí đưa tin, ông Nguyễn Vũ Hải Anh cũng đã đề nghị tôi và các cổ đông cố gắng kiến nghị các cơ quan liên quan sớm có kết luận để thông tin chính thức cho báo chí và người tiêu dùng”.

Về những nội dung mà một số cơ quan báo chí cũng như chuyên gia đặt nghi vấn, Tổng cục QLTT “bảo kê” cho Công ty MHA, đại diện Tổng cục QLTT khẳng định, lực lượng QLTT không bảo kê, bao che cho các sai phạm. Những vi phạm của Thương hiệu SEVEN.am vẫn tiếp tục được QLTT xác minh, làm rõ và sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật, vị đại diện này cho biết.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).