Sinh viên thích ứng với thế giới việc làm 4.0

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đào tạo nghề cho thanh niên, trong đó có việc nâng cao kỹ năng, năng suất lao động là nhiệm vụ rất quan trọng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập hiện nay.
Sinh viên thích ứng với thế giới việc làm 4.0

Nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động cho thanh niên luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số thanh niên được đào tạo nghề so với tổng số thanh niên còn thấp (chỉ chiếm hơn 20%). Chính vì vậy, đào tạo nghề cho thanh niên, trong đó có việc nâng cao kỹ năng, năng suất lao động là nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập hiện nay.

Đào tạo ưu tiên ngành nghề, kỹ năng mới

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang đem đến những thay đổi về sản xuất và cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động tương lai, khiến thị trường lao động chuyển hóa sang một giai đoạn phát triển mới với việc hình thành thế giới việc làm 4.0. Nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, sự thay thế sức lao động bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh đó, nhiều vấn đề đối với giáo dục nghề nghiệp đang được đặt ra. Bởi, giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực có quan hệ mật thiết, trực tiếp nhất với thị trường lao động. Khác với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có mục đích đào tạo nhân lực từ trình độ sơ cấp trở lên có khả năng làm việc ngay và trực tiếp một công việc cụ thể trong thị trường lao động.

Hiện, cả nước có 1.886 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 399 trường cao đẳng, 429 trường trung cấp và 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2023 là hơn 2,2 triệu người trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp là 530.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là trên 1,7 triệu người. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã và đang thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, đồng bộ phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục nghề nghiệp trên thế giới.

Để tăng cường kỹ năng nghề cho lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã, đang tích cực chỉ đạo triển khai, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tạo cơ hội tiếp cận đối với mọi người dân, phục vụ học tập suốt đời, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, thị trường lao động, việc làm, an sinh xã hội. Ngành chú trọng tạo đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và các ngành trọng điểm, mũi nhọn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, ưu tiên cho các lĩnh vực, ngành nghề mới với kỹ năng mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh những cơ hội, giáo dục nghề nghiệp cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới về công tác quản lý, quản trị nhà trường, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ nhà giáo..., cũng như những kỹ năng mới và sự xuất hiện của những nghề mới, đòi hỏi người lao động cần được đào tạo kịp thời để đáp ứng phù hợp nhu cầu phát triển.

Số liệu của Tổng cục thống kê 6 tháng năm 2024 cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính 52,5 triệu người, tăng 196,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28%, tăng 1,4 điểm phần trăm. Lao động có việc làm là 51,4 triệu người, tăng 195,7 nghìn người. Nhìn chung, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm.

So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 4,3%, giảm 0,1 điểm phần trăm.

Thúc đẩy xu hướng mở rộng giáo dục nghề nghiệp

Trước những cơ hội, thách thức thời đại đang đặt ra, theo nhiều chuyên gia, giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ để không chỉ đảm đương được trách nhiệm đào tạo nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, còn đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh. Để làm được việc này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra 5 xu hướng để phát triển công tác này thời gian tới.

Trước hết, phát triển giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các nhóm giải pháp, giải pháp trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045; tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế về công tác đào tạo nghề nói chung, cho từng đối tượng cho thanh niên; xây dựng đồng bộ 8 chính sách đã được quy định tại Luật Thanh niên, trong đó ưu tiên việc phổ cập nghề cho thanh niên.

Hình thức giáo dục nghề nghiệp được đa dạng hóa, mở rộng ra cả ở cấp trung học đang là một ưu tiên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường kỹ năng cho nguồn lao động. Do hiện nay nhu cầu về năng suất, cơ hội việc làm đang thúc đẩy xu hướng mở rộng giáo dục nghề nghiệp ngay từ cấp trung học, nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để họ có thể trực tiếp tham gia vào thị trường lao động. Đây là một xu hướng phát triển mạnh mẽ, được thấy rõ ở Việt Nam khi Chính phủ khuyến khích học sinh tham gia giáo dục nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp Trung học Cơ sở.

Advertisement: 0:16

Unibots.com

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhiều cơ sở giáo dục đã chú trọng công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng ngay từ lớp 9. Trước ngày đăng ký nguyện vọng vào lớp 10, nhiều trường Trung học Cơ sở đã chủ động định hướng, giúp học sinh hiểu rõ năng lực bản thân; cung cấp thông tin, đưa ra ưu, nhược điểm của từng mô hình đào tạo, giúp các em thuận lợi lựa chọn. Cùng đó, các trường cao đẳng, trung cấp nghề tổ chức nhiều ngành nghề mới, đưa ra nhiều ưu đãi về học phí, cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn..., nhằm thu hút người học đăng ký tham gia với các chỉ tiêu cao, như: Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc 675 chỉ tiêu; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ 675 chỉ tiêu, Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị 540 chỉ tiêu; Trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội 540 chỉ tiêu...

Xu hướng tiếp theo là: Nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển kỹ năng năng nghề cho người lao động, thích ứng với sự biến động nhanh chóng trong thế giới việc làm; xây dựng chương trình đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; thường xuyên cập nhật, đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm nâng cao khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Trong thực tế, một số trường nghề đã đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo, liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Tiến sỹ Đồng Trung Chính, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội khẳng định: Hiện nay 100% các ngành nghề nhà trường tuyển sinh đều gắn với việc làm. Nhà trường cũng cam kết với một số doanh nghiệp tiếp nhận đầu ra và tham gia vào quá trình đào tạo.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường gắn kết với doanh nghiệp, bởi chỉ có doanh nghiệp mới định hướng đúng nhất về công nghệ, yêu cầu ngắn hạn và dài hạn đối với đội ngũ lao động để bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Do đó, cần xây dựng các hội đồng kỹ năng ngành với sự tham gia của doanh nghiệp nhằm hoạch định chính sách vĩ mô, dự báo lao động, việc làm, xác định các tiêu chuẩn ngành… Doanh nghiệp phải tham gia mạnh mẽ vào việc phát triển chương trình, thực tập, thực hành trong quá trình đào tạo và đào tạo gắn kết chặt chẽ với tạo việc làm.

Cuối cùng, cần phân luồng, liên thông tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học Cơ sở là một xu hướng đang được nhiều quốc gia áp dụng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và áp lực cho xã hội, cũng như tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.