Dự báo tương lai của ngành y thời COVID-19

Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, song ngành y vẫn luôn tiên phong trên tuyến đầu chống dịch. Liên quan đến đại dịch, nhiều dự báo đã được đưa ra, trong đó có dự báo liên quan đến ngành y. 
Thuốc chữa bệnh phát triển nhờ trí tuệ nhân tạo.
Thuốc chữa bệnh phát triển nhờ trí tuệ nhân tạo.

Năm 2022, dịch COVID-19 mới có thể chấm dứt?

Đó là dự báo của tỷ phú Mỹ Bill Gates vừa được tờ Businessinsider (BIC) cập nhật. Theo dự báo này, đại dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc vào cuối năm 2021, kể cả đối với các quốc gia giàu nhất hành tinh. Bill Gates là nhà từ thiện, người đang tài trợ tài chính cho các nghiên cứu vắc-xin dùng cho một số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có COVID-19. Do quá trình bào chế vắc-xin tiến triển thuận lợi, đi đúng “đường ray” nên vị tỷ phú công nghệ này đã đưa ra dự báo nói trên.

Tỷ phú Bill Gates tiết lộ, ngoài các tiến bộ trong nghiên cứu vắc-xin còn phải kể đến tiến bộ về đổi mới quy trình chẩn đoán, điều trị. “Hiện tại, nhiều quốc gia như Nga và Trung Quốc áp lực về vắc-xin quá lớn nên việc cho phép tiêm ở người trước khi vắc-xin được cấp phép là không hợp lý. Riêng tại Mỹ, FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ) không cho phép đi tắt như vậy. Chúng ta cần ít nhất 3-4 tháng, đặc biệt là dữ liệu giai đoạn 3 để kiểm chứng các tác dụng phụ là rất quan trọng”, Bill Gates nhấn mạnh trước báo giới.

Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phát triển thuốc chữa bệnh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe rất rộng, từ chẩn đoán, ra quyết định, điều trị cho đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học và đào tạo, trong đó hỗ trợ phát triển thuốc chữa bệnh đóng vai trò quan trọng.

Thông thường, phát triển và phê duyệt một loại thuốc là cả một quá trình tốn kém, kéo dài. Người ta phải dành nhiều thời gian cho nghiên cứu sơ bộ lẫn thử nghiệm lâm sàng. Chi phí nghiên cứu và phát triển một loại thuốc mới tốn trung bình khoảng 985 triệu USD nhưng nếu AI và máy học được ứng dụng thì chi phí này giảm mạnh, tiến độ nhanh hơn. Ví dụ, hãng OneThree Biotech của Mỹ đã sử  dụng AI để tích hợp và phân tích hơn 30 loại dữ liệu lâm sàng, sinh học và hóa học. Điều này cho phép tạo ra các thông số về thuốc mới với độ chính xác cao và cơ hội thành công lớn hơn. Nhờ AI, người ta biết được các tác dụng phụ để hạn chế và thu hồi sau khi phê duyệt thông qua việc tham khảo các loại dược phẩm đã từng được chấp thuận.

Loại thuốc đầu tiên trên thế giới được phát triển bằng công nghệ AI hiện đang bước vào giai đoạn I thử nghiệm lâm sàng. Thuốc chủ vận thụ thể serotonin 5-HT1A tác dụng kéo dài có tên DSP-1181, được sử dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Trong khi thời gian nghiên cứu tiêu chuẩn cho một loại thuốc như vậy mất 5 năm thì việc sử dụng công nghệ AI giảm xuống còn 12 tháng.

Khám chữa bệnh từ xa

Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm telemedicine (y học từ xa) được dùng nhằm mô tả dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây rất đa dạng và có thể hiểu nôm na telehealth là phân phối các dịch vụ và thông tin liên quan đến sức khỏe thông qua các công nghệ thông tin và viễn thông điện tử. Nó cho phép liên lạc với bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng, chăm sóc, tư vấn, nhắc nhở, giáo dục, can thiệp, theo dõi từ xa...

Trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, telemedicine và teledoctor (bác sĩ từ xa) thực sự là công cụ hữu ích, cho ra đời dịch vụ khám bệnh từ xa. Dịch vụ này hạn chế mật độ giao thông tại bệnh viện và văn phòng của các bác sĩ, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng telemedicine để được tư vấn của các chuyên gia đầu ngành và có thể giữ liên hệ thường xuyên với trung tâm y tế thông qua thiết bị công nghệ thông tin như máy tính cá nhân.

Ưu điểm của telemedicine là nâng cao chuyên môn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Kết nối mạng đội ngũ y tế ở tuyến trên và tuyến dưới có thể trao đổi và chia sẻ các thông tin của người bệnh...

Theo SK&ĐS
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.