Tại sao trước khi ngủ ta thường tỉnh như sáo?

Ngồi làm việc mà buồn ngủ rũ cả mắt. Bạn gấp máy tính, tắt điện đi ngủ, nhưng khi nằm xuống giường để "đánh một giấc" thì bỗng nhiên lại hết buồn ngủ. Kịch bản này nghe rất quen và xảy ra với không riêng ai.
Các cơn co thắt cơ có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc có thể được gây ra bởi âm thanh, ánh sáng hoặc các kích thích bên ngoài khác - (Ảnh: USA Today).
Các cơn co thắt cơ có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc có thể được gây ra bởi âm thanh, ánh sáng hoặc các kích thích bên ngoài khác - (Ảnh: USA Today).

Các chuyên gia y tế gọi hiện tượng này là "cơn giật hypnic", một phần của trạng thái thôi miên - giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Trong giai đoạn này, các cơ bắp của cơ thể sẽ thư giãn. Bộ não diễn giải cảm giác này như là "rơi xuống", "lơ lửng" và sẽ kích hoạt sự co cơ.

Một số người gặp hiện tượng giật hypnic kèm theo ảo giác, giấc mơ, cảm giác rơi xuống, hoặc ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn phát ra từ bên trong đầu; một vài người thì bỗng nhiên tỉnh như sáo dù trước đó rất buồn ngủ.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao giật hypnic lại xảy ra, nhưng một số yếu tố, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, caffein, thiếu ngủ, tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của giật hypnic.

Hiện tượng này được cho là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng phải lo lắng. Các chuyên gia tin rằng có đến 70% số người trải nghiệm chúng tại một số thời điểm trong cuộc sống. Ngay cả mèo và chó cũng xuất hiện cơn giật này.

Nhưng nếu việc này khiến bạn thường xuyên mất ngủ và bồn chồn thì nên tìm gặp bác sĩ. Bởi vì ở một số trường hợp đặc biệt, cơn giật hypnic có thể là dấu hiệu của một rối loạn y tế tiềm ẩn, ví dụ như bị ngưng thở khi ngủ.

Bất cứ ai cũng có thể trải qua "giật hypnic", và không có cách nào để ngăn chặn triệt để. Chúng ta chỉ có thể giảm bớt sự xuất hiện của nó bằng cách kiểm soát mức độ căng thẳng, uống ít caffeine, đi ngủ đúng giờ trong môi trường yên tĩnh và thoải mái.

Theo khoahoc.tv
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.