Tảng băng lớn nhất thế giới vỡ rời

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lần đầu tiên sau hơn ba thập kỷ, tảng băng trôi lớn nhất thế giới lại bắt đầu dịch chuyển và tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng.
Ảnh vệ tinh cho thấy tảng băng A23a đang dịch chuyển tại Nam Cực vào ngày 15/11. Ảnh: Reuters.
Ảnh vệ tinh cho thấy tảng băng A23a đang dịch chuyển tại Nam Cực vào ngày 15/11. Ảnh: Reuters.

Với diện tích gần 4.000 km2, tảng băng trôi ở Nam Cực mang tên A23a có kích thước gần gấp ba lần thành phố New York của Mỹ.

Kể từ khi tách ra khỏi Thềm băng Filchner-Ronne ở Tây Nam Cực vào năm 1986, tảng băng trôi – nơi từng là trạm nghiên cứu của Liên Xô – đã đứng yên sau khi đáy của nó bị mắc kẹt trên đáy Biển Weddell.

Tình hình giờ đây đã khác. Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tảng băng trôi nặng gần một nghìn tỷ tấn này đang trôi nhanh qua mũi phía Bắc của Bán đảo Nam Cực, nhờ sự hỗ trợ của gió và dòng chảy mạnh.

Nhà nghiên cứu sông băng tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Oliver Marsh cho biết rất hiếm khi quan sát được một tảng băng trôi lớn như vậy đang di chuyển. Do vậy, các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ quỹ đạo dịch chuyển của A23a.

Khi tăng tốc, tảng băng khổng lồ này có thể đi vào Dòng hải lưu Vòng Nam Cực. Điều đó sẽ đưa nó về phía Nam Đại Dương.

Lý do tảng băng trôi này bắt đầu dịch chuyển sau hơn ba thập kỷ vẫn còn là điều chưa rõ ràng.

Chuyên gia Marsh nhận định: “Theo thời gian, nó có thể mỏng đi một chút và có thêm sức nổi cho phép nó nổi lên khỏi đáy đại dương và bị dòng hải lưu đẩy đi”. A23a cũng là một trong số những tảng băng trôi lâu đời nhất thế giới.

Có khả năng A23a sẽ dừng chân tại đảo Nam Georgia. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến động vật hoang dã ở Nam Cực. Hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển đang sinh sống trên đảo, cũng như tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh.

Năm 2020, tảng băng trôi khổng lồ A68 cũng đã gây báo động rằng nó sẽ va chạm với đảo Nam Georgia, đè bẹp các sinh vật dưới đáy biển và cắt đứt nguồn thức ăn của chúng. Thảm họa đó cuối cùng đã được ngăn chặn khi tảng băng nó vỡ thành những phần nhỏ hơn. Kết cục trên có thể xảy ra đối với A23a.

Tuy nhiên, ông Marsh cảnh báo rằng tảng băng trôi lớn nhất thế giới này có khả năng tồn tại khá lâu ở Nam Đại Dương, bất chấp thời tiết ấm hơn nhiều. Sau đó, nó có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc tới Nam Phi, gây gián đoạn hoạt động vận chuyển đường biển.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.