Tạo đột phá để ngành Du lịch "đi trước một bước" trong chuyển đổi xanh kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Quy hoạch hệ thống du lịch là cơ sở quan trọng để khắc phục bất cập, hạn chế, yếu kém; đồng thời tạo đột phá để ngành Du lịch đi trước một bước trong thực hiện chuyển đổi xanh kinh tế.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045, chiều 25/12, tại Trụ sở Chính phủ.

Tăng kết nối du lịch và các ngành kinh tế khác

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch hệ thống du lịch là bước quan trọng nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế-xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; đồng thời thể hiện quan điểm, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tiên phong đi đầu và thúc đẩy các ngành khác chuyển đổi xanh.

“Vấn đề đặt ra đối với Quy hoạch hệ thống du lịch là xác định rõ nội hàm, yếu tố cấu thành; cơ chế vận hành, liên kết với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; kết nối du lịch và các ngành kinh tế khác”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Tạo đột phá để ngành Du lịch "đi trước một bước" trong chuyển đổi xanh kinh tế ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những nội dung được nêu trong Quy hoạch phải là kết quả nghiên cứu khoa học, trên cơ sở thông tin điều tra, đánh giá nguyên nhân tồn tại, hạn chế khi thực hiện quy hoạch du lịch trước đây, theo tiêu chí cụ thể; đồng thời xác lập, giải quyết mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực khác như giao thông, dịch vụ thương mại, thuế quan, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, nhận thức của cộng đồng, xã hội… theo tư duy liên ngành, liên vùng.

“Quy hoạch cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, mang tính thách thức để có những giải pháp, điểm nhấn đột phá”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Về định vị khu vực, trung tâm du lịch, Phó Thủ tướng cho rằng, cần mở rộng mô hình “một con đường, nhiều điểm đến” theo không gian địa lý bằng cách kết nối các chuỗi sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ lẫn nhau, từ vùng núi đến miền biển, từ các di sản, di tích văn hóa, lịch sử đến cảnh sắc thiên nhiên; học hỏi kinh nghiệm của quốc tế.

Phó Thủ tướng cũng gợi mở hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch, tiêu chí hình thành các trung tâm du lịch quốc gia, chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của ngành Du lịch, dự báo nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực du lịch, thúc đẩy chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách, đổi mới phương thức quản trị…

6 quan điểm và 9 giải pháp Quy hoạch

Báo cáo về quá trình lập quy hoạch tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Quy hoạch dựa trên 6 quan điểm, đó là, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP; phát triển du lịch quốc tế đồng thời với tăng cường khai thác có hiệu quả du lịch nội địa; phát triển du lịch trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế quốc gia, gắn phát triển du lịch với bảo tồn phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số, tận dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển du lịch bền vững, sáng tạo, phát huy yếu tố con người, lấy giá trị văn hóa Việt Nam làm nền tảng, bảo vệ môi trường…

Mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển cao trên toàn cầu. Năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh, trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu. Tầm nhìn đến năm 2045, khẳng định vai trò động lực kinh tế, điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương…

Cùng với định hướng phát triển thị trường (nội địa và quốc tế), Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, sẽ phát triển các dòng sản phẩm chính (du lịch biển; giá trị văn hóa vùng miền; du lịch sinh thái; sản phẩm du lịch gắn với trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội…); các loại hình du lịch mới (du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch công nghiệp; du lịch thể thao…); phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng được tổ chức theo các không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội…

Định hướng phát triển không gian du lịch gồm 6 vùng, 2 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch, 9 trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia. Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ đồng, tương đương 190 tỷ USD (theo tỷ giá hiện hành). “Các lĩnh vực ưu tiên tập trung vào những điểm nghẽn, điểm yếu du lịch Việt Nam như hạ tầng và vật chất kỹ thuật như điểm đến, lưu trú; sản phẩm và thương hiệu du lịch quốc gia; nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu.

Theo đó, có 9 nhóm giải pháp được đề xuất nhằm thực hiện quy hoạch liên quan đến cơ chế, chính sách; tổ chức quản lý hoạt động du lịch; liên kết, hợp tác trong phát triển; phát triển thị trường, sản phẩm; quảng bá, xúc tiến; phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và các giải pháp khác.

Tại phiên họp, các đại biểu, ủy viên phản biện nêu rõ những bất cập và dự báo về phát triển du lịch Việt Nam, nhất là kết quả tăng trưởng về số lượng khách quốc tế và nội địa trong các kịch bản; trong khi đó tốc độ và tỷ lệ tăng trưởng chưa có sức thuyết phục cao.

Một số ý kiến cho rằng quy hoạch chưa chỉ rõ tính khả thi, hiệu lực quản lý của bộ máy quản lý liên vùng, liên tỉnh; đồng thời gợi mở việc cân nhắc và làm rõ khâu đột phá, tạo ra sự khác biệt của du lịch quốc gia, cơ cấu của nguồn nhân lực du lịch để có kế hoạch đào tạo phù hợp nhu cầu, tránh sự mất cân đối về cơ cấu lao động…

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.