Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN: Cụ thể hóa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đối với ngành Điện. Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kịp thời ban hành Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết quan trọng này .
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đối với ngành Điện.
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đối với ngành Điện.

Phát triển ngành Điện đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước

Trong chương trình hành động, EVN triển khai thực hiện các nội dung nằm trong Chiến lược phát triển ngành Điện lực Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phát triển thuỷ điện (huy động tối đa các nguồn thủy điện hiện có, mở rộng các nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu, xây dựng mới thuỷ điện tích năng); nhiệt điện (xây dựng mới và nâng cấp công nghệ các nhà máy hiện hữu để đáp ứng yêu cầu về môi trường; chú trọng phát triển nhanh điện khí sử dụng LNG); tạo môi trường thuận lợi cho phát triển NLTT trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng quốc gia;

Cùng với đó, EVN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ ứng dụng thành tựu KHCN, góp phần hiện đại hoá nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Cụ thể, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa lưới điện phân phối để chủ động phát hiện sớm, xử lý kịp thời các sự cố, tự động đóng cắt, tự động tính toán các chỉ số SAIDI, SAIFI. Đưa các chỉ số mới về độ tin cậy cung cấp điện (CAIDI, CAIFI) bên cạnh các chỉ tiêu hiện có (SAIFI, SAIDI, MAIFI) vào quản lý, đánh giá chính xác việc mất điện của khách hàng. Xây dựng và cung cấpcho khách hàng sử dụng điện dịch vụ cấp điện trọn gói đối với công tơ 1 pha, 3 pha. Về chỉ số tiếp cận điện năng, Tập đoàn phấn đấu lọt vào top 20/190 quốc gia, nền kinh tế thế giới và duy trì vị trí trong top ASEAN 3.

Tập đoàn tiếp tục đầu tư hệ thống SCADA/EMS giai đoạn tới, góp phần hiện đại hoá lĩnh vực điều độ hệ thống điện trong tình hình mới, đồng thờinghiên cứu ứng dụng truyền tải điện siêu cao áp 1 chiều (HVDC). Tham mưu với các cấp có thẩm quyền về xây dựng các chính sách góp phần đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh. Tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, chia sẻ thông tin về lưới điện truyền tải; khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước tham gia đầu tư, xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia. Vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia độc lập dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Tập đoàn và các đơn vị thành viên tham gia với các cấp có thẩm quyềnvềcác nội dung liên quan đến cơ cấu lại ngành tiêu thụ năng lượng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng điện trong dài hạn; tham gia thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2020-2030.

Tập đoàn phối hợp với các cơ quan liên quan,nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ xây dựng chính sách phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số với mục tiêu hoàn thành vào năm 2022 theo đúng cam kết giữa EVN và Bộ Thông tin và Truyền thông. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ/ đề án do Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh của EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN: Cụ thể hóa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ảnh 1

Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh trước đó đã chia sẻ “Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là ra đời rất đúng thời điểm”.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Để đáp ứng yêu cầunhân lực trong giai đoạn tới, Tập đoàn có nhiều đổi mới trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ cán bộ, gắn với việc bố trí, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực; có cơ chế chính sách cụ thể động viên, khuyến khích, phát huy tốt năng lực sở trường, sự sáng tạo của mỗi cán bộ trong từng vị trí công tác, xây dựng môi trường làm việc văn hóa, văn minh, hiện đại.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích trọng dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt về chế độ tiền lương, chế độ ưu đãi, chính sách đào tạo, khuyến khích trong học tập, trong thực thi nhiệm vụ. Tập đoàn và các đơn vị tăng cường thực hiện cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hiệu quả, năng suất và chất lượng trên cơ sở áp dụng hệ thống bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) và hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPI); áp dụng cơ chế, chính sách giải quyết lao động dôi dư, lao động lớn tuổi, sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc, có cơ chế tuyển dụng lao động thay thế, đảm bảo trình độ, năng lực.

Đặc biệt, Tập đoàn xây dựng quy chế động viên, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng, tạo động lực thực sự cho người lao độngphấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết hợp chặt chẽ giữa động viênvề mặt tinh thần với khuyến khích lợi ích vật chất. Xây dựng, chuẩn hoá hệ thống chức danh theo vị trí công việc đối với viên chức quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp bậc công nhân kỹ thuật

Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 song hành cùng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển, đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho CBCNV. Chú trọng đào tạo cán bộ chủ chốt đương nhiệm và nằm trong quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực tài năng và công nhân kỹ thuật lành nghề.

Ngoài ra, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng thành tựu KHCN mới trong lĩnh vực đào tạo, xây dựng môi trườnglàm việc cạnh tranh lành mạnh,hỗ trợ thúc đẩy văn hóa học tập, khuyến khích người lao động tự học tập và phát triển năng lực cá nhân. Tiếp tục chuẩn hóa hệ thống đào tạo nội bộ, bài giảng nội bộ tại các đơn vị và Tập đoàn, hướng tới chuẩn hóa năng lực cá nhân, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề. Chủ động hợp tác đào tạo với nước ngoài trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tập đoàn như, năng lượng mới và tái tạo, quản lý và vận hành thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học công nghệ ngành Điện...

Để triển khai hiệu quả Chương trình hành động, Đảng ủy EVN giao:

- Cấp ủy các tổ chức Đảng trực thuộc, quán triệt Nghị quyết 55 và Chương trình hành động của Đảng ủy Tập đoàn tới cán bộ, đảng viên, người lao động; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 55 của cấp mình để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 55.

- Các Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn, theo dõi chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động ở các tổ chức đảng trực thuộc đã được phân công phụ trách từ đầu nhiệm kỳ;

- Tổng Giám đốc Tập đoàn,trên cơ sở nhiệm vụ nêu trong Chương trình hành động, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; chỉ đạo các đơn vị thành viên trong toàn Tập đoàn thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động này.

- Các ban tham mưu cho Đảng uỷ, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, hàng năm tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng uỷ chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động ở các tổ chức đảng trực thuộc.

Một số mục tiêu trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 55:

- Đóng góp hơn 40GW trong tổng công suất khoảng 125 - 130GW của các nguồn điện của cả nước đến năm 2030;

- Sản xuất khoảng 208 tỷ kWh trên tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống năm 2030 khoảng 550 - 600 tỉ kWh;

- Tham mưu về chính sách phát triển và xây dựng hạ tầng lưới điện, vận hành hệ thống điện, góp phần nâng tỷ trọng nguồn NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp khoảng 15-20% vào năm 2030;

- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

- Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN;

- Tích cực tham gia cùng Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai tiết kiệm năng lượng với mục tiêu tiết kiệm được khoảng 7% tổng năng lượng tiêu thụ vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

- Góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: