Tập trung phục hồi kinh tế nhưng vẫn không chủ quan coi thường dịch bệnh

Sáng 7-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các bộ, ngành, cơ quan, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ứng phó dịch bệnh Covid-19.
Tập trung phục hồi kinh tế nhưng vẫn không chủ quan coi thường dịch bệnh

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đã 21 ngày qua, Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng; cũng là những ngày mà chúng ta theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến tại các địa bàn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng như tình hình quốc tế, trong nước. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, ngành y tế, các địa phương có nhiều nỗ lực, không để tình trạng xấu diễn ra. Cả nước đang ở tình trạng thành nguy cơ thấp, thậm chí nguy cơ rất thấp; đây là điều là đáng mừng. Tuy tình hình thế giới, nhất là ngay tại khu vực châu Á, Đông - Nam Á, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, số người nhiễm đông, số người chết còn nhiều; nhưng trong nước an toàn, nếu có chỉ là trường hợp nhập cảnh và chúng ta đã nhanh chóng cách ly tập trung, tuyệt đối không để lây nhiễm cộng đồng. Đây là sự cố gắng lớn của các địa phương, lực lượng quân đội, các quân khu...

Tại cuộc họp, Thủ tướng đưa ra thông điệp mới, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế, xã hội để người dân trở lại bình thường trên tinh thần đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng cần phải tập trung ở mọi cấp, mọi ngành, nhưng không được chủ quan, coi thường dịch Covid-19.

Với các yếu tố trên, tại phiên họp này, chúng ta đưa ra biện pháp nới lỏng, tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập: Theo đó, nếu có người ở nước ngoài về thì đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư... phải có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp; y tế các cấp phối hợp chủ các lao động này thực hiện tốt nhiệm vụ này, tuyệt đối không để dịch lây lan; sẵn sàng ứng phó khi có ca dương tính trong cộng đồng.

Yêu cầu Ban Chỉ đạo duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo, phát hiện nhanh các trường hợp dương tính, tiếp xúc gần dương tính, kịp thời khoanh vùng cách ly dập dịch. Các cấp, các ngành phải lo phục hồi sản xuất, kinh doanh. Riêng ngành y tế các cấp dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND các địa phương phải trực, xử lý kịp thời, đầy đủ 100% khi có tình huống xảy ra, không được để dịch bệnh bùng phát trở lại. Đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế, các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố, đô thị lớn.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc như đeo khẩu trang ở nơi công cộng và phương tiện giao thông công cộng đông người; rửa tay thường xuyên, bảo đảm vệ sinh cá nhân. Thường trực Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của ngành Giáo dục và Đào tạo là không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học; tiếp tục giữ gìn vệ sinh cá nhân rửa tay; các cửa sổ chính bảo đảm thông thoáng. Các trường cần tăng cường lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh. Không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học, không hạn chế tiếp xúc giữa các lớp học với nhau; các hoạt động khác là bình thường. Như vậy là không còn tình trạng giãn cách trong trường học. Ngành giáo dục và các địa phương phải có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, đạt kết quả trung thực, khách quan.

Cho phép mở lại các dịch vụ kinh doanh hoạt động bình thường trừ vũ trường, karaoke được xem xét sau. Các dịch vụ kinh doanh thiết yếu được mở cửa trở lại, kể cả các cửa hàng ăn uống với điều kiện bảo đảm PCD, nhất là sát trùng tay, đeo khẩu trang...

Đồng ý kiến nghị về bỏ giới hạn số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng như máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy nhưng yêu cầu hành khách đeo khẩu trang. Các hoạt động thể dục thể thao, sự kiện tập trung đông người, như các giải bóng đá... khuyến cáo đeo khẩu trang, sát trùng tay; các bệnh viện trở lại hoạt động bình thường để chữa trị bệnh cho nhân dân.

Ngành y tế tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm Covid-19, chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ việc xét nghiệm; tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh, các kỹ thuật sinh phẩm, chẩn đoán trên thế giới tại Việt Nam để điều chỉnh công tác điều trị, PCD. Nghiên cứu các phác độ điều trị, xây dựng hướng dẫn, tập huấn cho y tế cơ sở, thực hiện theo dõi, giám sát sức khoẻ người dân tại cộng đồng, hướng dẫn xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính; đề phòng mùa đông tới có thể có nhiều dịch bệnh khác.

Trên nền tảng cơ sở vật chất hiện có, tiếp tục chuẩn bị các cơ sở thu dung điều trị, phục vụ PCD Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác.

Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện các giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó có tập trung tháo gỡ khó khăn để sản xuất, kinh doanh phát triển; các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ phải có hiệu lực trước khi Hội nghị của Thủ tướng với DN được tổ chức ngày 9-5 tới. Đưa nhanh tiền hỗ trợ an sinh xã hội đến sớm với người khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh; yêu cầu công tác này phải được giám sát chặt chẽ, không để xảy gian lận, tiêu cực. Các ngành, địa phương liên quan, nhất là các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều phải có phương án kêu gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư; tìm và thu hút các tập đoàn, DN trong nước và nước ngoài đến làm ăn để không khí làm ăn khởi sắc.

Về thông quan hàng hóa qua cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt - Trung, Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan, Phó Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm vụ được phân công trực tiếp xử lý; cho phép mở cửa trở lại một số cửa khẩu phụ theo đề xuất của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, UBND các địa phương biên giới căn cứ tình hình thực tế cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm tối đa công tác PCD, mở cửa trở lại heo nguyên tắc, quy định đã được đề ra, bảo đảm quy trình kiểm soát PCD. Chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông thủy, hải sản xuất khẩu; nhập khẩu nguyên liệu cấp thiết mà trong nước chưa có. Chỉ thông thương hàng hóa, không cho người nhập cảnh; không được lợi dụng các cửa khẩu phụ này để buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực; đẩy mạnh du lịch nội địa. Tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế khi tình hình cho phép. Việc thực hiện chặt chẽ, ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài là yêu cầu cấp thiết. Các ngành y tế, giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, trong đó có việc đưa công dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài về nước, bảo đảm trật tự, mức độ, phù hợp tình hình và năng lực tiếp nhận; Bộ Tài chính tăng cường quản lý kinh phí và bảo đảm bổ sung kinh phí PCD kể cả ở cấp T.Ư và địa phương.

Thủ tướng giao Bộ Y tế tổng kết để chuẩn bị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có đóng góp trong công tác PCD.

Tập trung phục hồi kinh tế nhưng vẫn không chủ quan coi thường dịch bệnh ảnh 1

* Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19 khẳng định sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính Covid-19 tại cộng đồng. Tiếp tục duy trì các nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính và trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp dương tính để kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

Đối với hoạt động khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, Ban Chỉ đạo kiến nghị vẫn áp dụng đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt tại cổng vào các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, cho phép nới lỏng các quy định như thực hiện giãn cách tối thiểu 1m tại các khu chờ và giữa các giường điều trị; cho phép số lượng người ăn tại các khoa dinh dưỡng phù hợp khả năng đáp ứng; số lượng y, bác sĩ tham gia giao ban bệnh viện, giao ban khoa phòng với số lượng phù hợp; vẫn thực hiện khai báo y tế khi khám, chữa bệnh nhưng đơn giản hơn tạo thuận lợi khi thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử lý khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính...

Theo Nhân Dân
TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.